Vì vậy, để chủ động con giống cho phát triển nuôi cá Chình thương phẩm bằng nguồn nước tự chảy ở các huyện miền núi. Trung tâm Khuyến nông đưa ra một số điểm cần lưu ý khi ương giống các Chình bằng nguồn nước tự chảy ở huyện miền núi như sau:
1. Vị trí ương giống
– Chọn vị trí để xây dựng bể ương giống cần có nguồn nước phong phú và trong sạch, đặc biệt vào mùa mưa không bị ảnh hưởng phù sa từ thượng nguồn đổ về.
– Khi xây dựng các bể ương giống cần có sự kết nối với ao nuôi để tận dụng được nguồn nước tự nhiên cho nuôi cá nước ngọt
– Nhiệt độ nước nuôi không thấp hơn 22oC.
– Bể ương giống cần lắp đặt hệ thống cấp nước thường xuyên(tự chảy), thoát nước, hệ thống sục khí để cung cấp oxy cho cá.
– Trên bể ương nên có lưới phong lan màu đen để giảm cường độ chiếu sáng vào bể ương giống.
– Trong bể ương giống cần bố trí các giá thể(ống nhựa PVC, ống tre, chùm dây nilon,…) để cho cá trú ẩn.
2. Chọn giống, thả giống
– Chọn cá Chình bông(hoa) để ương. Chọn cá giống ở các cơ sở ương dưỡng có uy tin.
– Kích cở cá phải đồng điều, đạt trọng lượng 50-80 con/kg.
– Không bị trầy xướt, hoạt động linh hoạt, có màu nâu sáng tự nhiên.
– Mật độ ương giống: từ 20-30 con/m2.
– Trước khi thả cá giống cần tắm qua nước muối 2% trong vòng 30 phút, hoặc Thuốc tím(KMnO4) 1ppm(1g/m3 nước) trong vòng 15 phút. Khi tắm cá giống cần có sục khi để cung cấp oxy cho cá.
3. Thức ăn cho ương giống cá Chình
– Thức ăn cho cá Chình là cá tạp còn tươi sống, không bị ươn thối, không được ướp đá trong thời gian quá lâu làm giảm chất lượng thức ăn.
– Thức ăn cá tạp được xây nhuyễn cho vào sàng ăn để cho cá ăn. Khi cho ăn tắt hệ thống nước và sục khí. Khẩu phần cho ăn 8-10% khối lượng cá trong bể. Ngày cho ăn 01-2 lần vào buổi sáng và chiều tối.
– Sau khi cho ăn xong, khoản 1-2 tiếng đồng hồ(tùy theo trọng lượng cá) kiểm tra, vệ sinh sàng ăn và mở hệ thống nước tự chảy và sục khí cho bể ương giống.
4. Quản lý và chăm sóc
– Hàng ngày, phải kiểm tra các yếu tố môi trường như: pH, nhiệt độ, độ trong… để có sự điều chỉnh kịp thời.
– Hàng ngày sau khi cho cá ăn phải thay nước kết hợp xi phong nhằm loại bỏ lượng thức ăn dư thừa và chất thải của cá.
– Ngoài ra, phải thường xuyên kiểm tra thiết bị điện và máy sục khí. Đảm bảo cung cấp thường xuyên, đầy đủ oxy trong suốt quá trình ương.