Thứ Năm, 11/05/2023, 11:00

5 loài cá nước ngọt có hàm lượng dinh dưỡng cao nuôi tại Việt Nam

(Nguồn ảnh: ST)

(Aquaculture.vn) Cá là một loại thực phẩm lành mạnh, phổ biến và có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, vitamin và các khoáng chất khác nhau có lợi đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số loài cá nước ngọt có hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe.

Cá chép

Cá chép nước ngọt
Cá chép nước ngọt

Cá chép hay còn được nhiều người biết đến với tên khoa học là Cyprinus carpio. Ngoài ra, trong y học cổ truyền thì cá còn được còn được gọi là Lý Ngư. Đây là một loài cá nước ngọt được sử dụng khá phổ biến.

Cá chép được hoc ơ thực phẩm rất được ưa chuộng bởi tính dễ kiếm, giá cả bình dân nhưng đem lại giá trị dinh dưỡng cao so với các sản phẩm khác cùng loại, có chất lượng thịt ngon, ăn ngọt, có vị thơm.

Chứa các acid béo có lợi, protein và chất chống oxy hóa. Đồng thời, cá có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, đồng, kẽm, mangan, selen, folate, các vitamin A, B, C, D, D3, DHA,… Đây là những hợp chất quan trọng giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa các bệnh mạn tính.

Trong mỗi 100g cá tươi thì có chứa: 4.1g lipid, 0.09mg vitamin B2, 17.6g protid, 25mg vitamin A,….Bên cạnh đó, thịt cá chép còn rất giàu axit béo omega-3, protein amino acid, eicosapentaenoic acid (EPA).

Cá chép là một trong 60 loài cá có khả năng dùng làm thuốc. Những công dụng hữu ích của các chép mang lại như cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm viêm, bảo vệ hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, làm chậm lão hóa và phòng chống các bệnh mạn tính, tăng cường sức khỏe hệ hô hấp, cải thiện sức khỏe xương và hoc,…

Cá trắm

Cá trắm đen nước ngọt
Cá trắm đen (Nguồn ảnh: ST)

Cá trắm có tên khoa học Mylopharyngodo piceus (trắm đen), Ctenopharyngodo idellus (trắm cỏ). Thường sống ở tầng nước sâu hơn, gần bùn hơn cá trắm cỏ.

Là loại thức ăn bổ dưỡng, ngon, quý, rất có giá trị dinh dưỡng. Thịt cá dễ tiêu hóa, mỡ cá là loại axit béo không no có tác dụng chống lão hóa với người lớn tuổi và phát triển trí não đối với trẻ em.

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g ăn được của cá trắm nói chung có: 91Kcal, 17g protein, 2.6g lipit, 57mg canxi, 145mg phốt pho, 0.1mg sắt.

100g cá trắm đen chứa các thành phần dinh dưỡng như sau: 19.5g đạm, 5.2g chất béo, lượng axit amin dồi dào, các khoáng chất cần thiết như canxi, photpho, sắt, cung cấp nhiều vitamin.

100g cá trắm trắng có chứa những giá trị dinh dưỡng: 17.99 đạm, 4.3g chất béo, Nhiều khoáng chất như canxi, photpho, sắt và các vitamin nhóm B.

Bên cạnh đó, theo quan điểm của người tiêu dùng, cá trắm đen quý hơn cá trắm trắng. Theo Đông y, cá trắm đen bổ tỳ vị, khí huyết, thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức.

Cá rô phi

Cá rô phi
(Nguồn ảnh: ST)

Cá rô phi (Tilapia) là một thực phẩm dinh dưỡng và có giá thành khá rẻ, do đó, loại cá này khá phổ biến và được nhiều người ưa chuộng.

Cá rô phi khá giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất, axit béo omega-3, protein, vitamin B6, vitamin B12, selen, phốt pho, kali, niacin và axit pantothenic cao.

Cụ thể, theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng trong 100 gam cá rô phi như sau: Calo (kcal): 128, Lipid 2.7 g, Cholesterol: 57 mg, Natri: 56 mg, Kali: 380 mg, Protein: 26 g, Canxi: 14 mg, Vitamin D: 150 IU, Vitamin B12: 119 µg, Sắt: 0.7 mg, Vitamin B6: 0.1 mg, Magie: 34 mg.

Là thực phẩm có lợi cho chế độ ăn kiêng giảm cân, có tác dụng chống lão hóa, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh ung thư, tốt cho tim mạch, tuyến giáp, tăng cường miễn dịch….

Cá chạch

Cá chạch nước ngọt
(Nguồn ảnh: ST)

Cá chạch (Mastacembelidae), hay còn được gọi thu ngư, có chất lượng thịt dai, ngon. Cá chạch được ví như “nhân sâm dưới nước”, vì chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn, nhiều nhất được cho là canxi và đạm.

Trong đông y, chạch vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ sung nặng lượng, thanh nhiệt trừ thấp, chữa các bệnh về mật, tụy, trĩ, lợi tiểu, bổ gan, chữa ngứa da, phù nề. Đặc biệt cá chạch cùng một số dược liệu khác chữa các bệnh về gan, như: viêm gan cấp, viêm gan mạn, viêm gan vàng.

Theo Tây y, cá chạch có tới 17 acid amin thiết yếu nên dễ hấp thụ khi ăn. Cá chạch có nhiều công dụng chống oxy hóa, nhớt của cá chạch có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh.

Trong nghiên cứu, trong 100g chạch chứa lượng protein lên đến 18.4-22.6 g, 2.8-2.9 g chất béo, 100-117 kcal calo, 51-459 mg canxi, 154-243 mg phốt pho, 2.7-3.0 mg sắt, các vitamin B1, B2 và niacin phong phú.

Ngoài ra, cá chạch cũng giàu spermidine và nucleoside, có thể làm tăng tính đàn hồi của da và tạo độ ẩm, đồng thời làm tăng khả năng kháng virus hoc ơ thể.

Cá cấn

Cá cấn nước ngọt
(Nguồn ảnh: ST)

Cá cấn (tên khoa học: Barbodes semifasciolatus) là một loại cá đồng, sống theo đàn, trong các con lạch nhỏ, trong đồng ruộng hay sông nhỏ.

Thành phần dinh dưỡng của cá cấn chứa protein, canxi, kali, magiê, selen chất béo, và rất nhiều chất dinh dưỡng khác.

Bên cạnh đó, phần thịt cá cấn ăn rất mềm, dễ tiêu hóa, phù hợp cho trẻ em, người già, những người có chức năng tiêu hóa kém. Thịt cá giàu chất chống oxy hóa.

Thu Hiền (Tổng hợp)