Thứ Bảy, 7/10/2023, 11:00

Xu hướng nhập khẩu tôm cuối năm 2023

Xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2023 đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Ảnh: VietNamNet

Tình hình sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2023 đang đối mặt với rất nhiều thách thức và bất ngờ, giá bán tôm đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2023 đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Ảnh: VietNamNet
Xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2023 đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Ảnh: VietNamNet

Điều này càng khiến các nhà sản xuất lo lắng hơn khi nhu cầu tiêu thụ tôm mới chỉ được dự báo tăng cao vào cuối năm. Tuy nhiên, những diễn biến của xuất khẩu tôm Việt Nam vào cuối năm lại phụ thuộc chặt chẽ vào sức mua của 4 trụ cột lớn bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu và Nhật Bản.

Thị trường Mỹ dư cung

Trong nửa đầu của năm 2023, Mỹ đã chỉ nhập khẩu được 362.692 tấn tôm, giảm khoảng 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, điều tích cực là lượng nhập khẩu tôm của Mỹ đã ổn định từ quý I đến quý II và lần đầu tiên kể từ quý IV/2021 không có sự giảm đáng kể so với những quý trước đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn phải xem xét về khả năng tăng trưởng của ngành tôm trong nửa cuối năm do thị trường tôm Mỹ đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng dư cung vào cuối năm 2022.

Tuy nhiên, đã có tín hiệu tích cực khi Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố dữ liệu nhập khẩu tôm Mỹ lần đầu tiên tăng nhẹ 2,7% vào tháng 7/2023 sau một năm trời suy thoái. Trong tháng 9/2023, lượng tôm nhập khẩu từ Ấn Độ tăng 12,8%, Indonesia tăng 15,1%; song song với đó lượng nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam và Ecuador giảm lần lượt 9,7%;7,2% và 6,4%.

Chúng ta cần tiếp tục theo dõi và đánh giá tình hình thị trường tôm trong nửa cuối của năm 2023. Sự phục hồi của ngành công nghiệp tôm Mỹ sẽ có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh kinh tế và thương mại của quốc gia này, và đồng thời cũng là điều quan trọng để duy trì sự cân bằng trong ngành sản xuất và xuất khẩu tôm toàn cầu.

Thị trường Mỹ đang dư cung. Ảnh: Thuỷ Sản Việt Nam
Thị trường Mỹ đang dư cung. Ảnh: Thuỷ Sản Việt Nam

Thị trường Trung Quốc giảm cầu

Sau khi gỡ bỏ các hạn chế COVID-19, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt kỷ lục 500.000 tấn vào nửa cuối năm 2022. Tới nửa đầu năm 2023, nhập khẩu tôm của Trung Quốc không còn bùng nổ như cuối năm 2022 nhưng vẫn trên 500.000 tấn.

Người dân Trung Quốc đang thiếu niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế, do đó, họ tìm cách tiết kiệm tiền bạc. Với điều kiện kinh tế và thị trường hiện tại của Trung Quốc, lượng nhập khẩu tôm nửa cuối năm 2023 khó tăng trở lại so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo chính thức, lượng nhập khẩu tôm tháng 7 của Trung Quốc thấp không đáng kể so cùng kỳ. Đây cũng là chiếc phao củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Trung Quốc trong nửa cuối năm nay.

Thị trường Trung Quốc đã chi 2,8 tỷ USD cho ngành tôm trong năm nay, tăng 30% so với nửa đầu năm 2022. Giá tôm nhập khẩu trung bình tăng từ 5 – 5,5 USD/kg, thậm chí 6,5 – 7 USD/kg vào giữa năm 2022. Tuy nhiên vào năm 2023, giá tôm lại giảm cực nhanh do lượng cung vượt quá lượng cầu.

Thị trường Trung Quốc đang giảm cầu. Ảnh: Thuỷ Sản Việt Nam
Thị trường Trung Quốc đang giảm cầu. Ảnh: Thuỷ Sản Việt Nam

Thị trường Nhật Bản không có nhiều đột phá

Nhật Bản nhập khẩu 83.579 tấn tôm trong nửa đầu năm 2023, giảm 9% so cùng kỳ. Lượng nhập khẩu trong quý I và quý II giảm lần lượt 7% và 10% so cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, xu hướng nhập khẩu tôm của Nhật Bản tương tự những năm trước và không có nhiều đột phá. Lượng nhập khẩu tôm cuối năm của Nhật Bản sẽ khó đạt mức kỳ vọng 60.000 tấn vào quý III và quý IV. Giá trị nhập khẩu tôm nửa đầu năm đạt 823 triệu USD, giảm 18% so cùng kỳ 2022.

Thị trường Nhật Bản không có nhiều đột phá. Ảnh: Thuỷ Sản Việt Nam

Thị trường Châu Âu bắt đầu ổn định

Sức mua của EU chững lại, lượng nhập khẩu chỉ giảm 7% so cùng kỳ trong quý đầu tiên. Trong tháng 4/2023, EU giảm mạnh tới 22% lượng nhập khẩu tôm nhưng xu hướng này đã dừng lại vào tháng 5. Do đó, nhập khẩu tôm trong quý II chỉ giảm 11% so cùng kỳ.

Nửa đầu năm 2023, EU nhập khẩu 141.107 tấn tôm sú, giảm 9% so cùng kỳ 2022. Trong quý đầu năm 2023, giá tôm trung bình bắt đầu ổn định nhưng chưa thấy tín hiệu tích cực trong tương lai gần.

Bên cạnh tôm nguyên liệu đông lạnh, Châu Âu cũng tăng nhập khẩu tôm giá trị gia tăng như tôm thịt chín và tôm tẩm bột. Khoảng 1/3 số tôm này xuất xứ từ châu Á, còn lại là tôm nước lạnh từ Canada, Mỹ và Na Uy. Việt Nam là nguồn cung tôm châu Á lớn nhất cho thị trường Châu Âu với tỷ lệ 60%, tiếp theo là Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh.

Thị trường Châu Âu bắt đầu ổn định. Ảnh: Thuỷ Sản Việt Nam

Dựa trên các diễn biến thị trường nhập khẩu tôm cuối năm, có thể thấy rằng xu hướng này không có nhiều biến đổi so với những năm trước đó. Mỹ và Trung Quốc đang gặp khó khăn với sức mua và giá tôm giảm rất nhanh. Trong khi đó, Châu Âu và Nhật Bản ổn định trong việc nhập khẩu tôm nhưng không có nhiều tiến triển đáng kể.

Đình Hiệp
Nguồn: tepbac.com