Thứ Hai, 19/02/2024, 13:00

Mô hình sản xuất giống và nuôi lươn thương phẩm thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Với bản tính cần cù, chịu khó, năng động trong phát triển kinh tế và nhất là sự tâm huyết với nghề nuôi trồng thủy sản đã thôi thúc anh Trần Xuân Trường (thôn Đất Đỏ, xã Thường Nga, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đầu tư nuôi lươn thương phẩm và sản xuất giống lươn với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Trong một lần đưa một số người dân ở thị xã Kỳ Anh đến tham quan học tập tại mô hình của anh gần đây, chúng tôi rất vui khi được anh tiếp đón rất nhiệt tình và chia sẽ rất cụ thể quá trình làm, mức đầu tư, thụ nhập và đặc biệt là những kinh nghiệm trong sản xuất. Sản khi tham quan thực tế các khu vực nuôi thương phẩm, khu nuôi lươn bố mẹ, ương nuôi con giống chúng tôi được anh dành khá nhiều thời gian trao đổi các thông tin, quy trình, kinh nghiệm trong sản xuất. Anh kể: Mình xuất thân từ  hoàn cảnh gia đình khó khăn, đã từng làm rất nhiều nghề, cũng đã từng đi xuất khẩu lao động sang Malaysia…và có lẽ đây là nghề mà mình đã say mê và thu cho thu thập khá ổn định trong những năm gần đây.

Năm 2018, sau khi nắm bắt một số kỹ thuật từ các tỉnh Nam Bộ, anh Trường đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng 25 bể nuôi lươn, trong đó có 12 bể lươn sinh sản với diện tích 15m2/bể, 10 bể nuôi lươn thịt và 3 bể dùng để ươm lươn giống với diện tích 5m2/bể. Từ đó đến nay, anh sản xuất ổn định với sản lượng lươn thương phẩm bán ra thị trường 3 tấn và hơn 30 vạn lươn giống/năm; riêng với giá bán lươn thịt là 150.000 – 160.000 đồng/kg, giá thành sản xuất lươn là 80.000 – 90.000đ/kg thì lợi nhuận từ lươn thương phẩm mỗi năm là 210 triệu đồng; về thị trường anh cho biết lươn là sản phẩm dễ tiêu thụ, mình đã bán cho khách hàng cả tỉnh và ngoài tỉnh, bán ra thị trường nhiều nhất là tỉnh Nghệ an họ thường mua với số lượng lớn.

Một số hình ảnh

Anh Trường – Người chủ cơ sở nuôi và SX giống lươn
Anh Trường cho lươn ăn đồng thời chỉ dẫn cho người dân đến tham quan
Ảnh Bể lươn thương phẩm chuẩn bị xuất bán

Bên cạnh tích cực, gương mẫu và tuân thủ thực hiện tốt các quy định của nhà nước trong thực hiện sản xuất tại cơ sở nuôi của mình điều đáng ghi nhận nơi anh đó là người luôn quan tâm trao đổi, chia sẽ vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiển cho người dân nhất là những người mới bước vào nghề nuôi lươn còn thiếu kinh nghiệm nên trong những năm gần nhiều cơ cở nuôi lươn trong tỉnh đã phát triển mạnh mẽ phong trào nuôi lươn không bùn góp phần phát triển có hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt và xây dựng nông thôn mới tỉnh nhà.                                                       

                                                                    Sỹ Công – Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh

Nguồn: sonongnghiep.hatinh.gov.vn