(Aquaculture.vn) – Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung chiết xuất lá đu đủ ở mức 1-2% trong chế độ ăn của cá rô phi đỏ lai giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn mà không gây ảnh hưởng xấu đến các thông số máu.

Cây đu đủ (Carica papaya) có chứa một loại enzym phân giải protein, cụ thể là papain. Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng việc đưa papain vào thức ăn thủy sản sẽ thúc đẩy năng suất tăng trưởng và cải thiện việc sử dụng thức ăn ở cá tầm (Acipencer ruthenus; Wiszniewski & cs., 2022 ), cá da trơn châu Phi (Clarias gariepinus ; Rachmawati & cs., 2020).
Lá đu đủ thường được coi là chất thải nông nghiệp, tuy nhiên, nó có thể có tiềm năng được sử dụng như một chất kích thích tăng trưởng cá bền vững trong thức ăn thủy sản do sự hiện diện của papain. Trước đây, việc sử dụng chiết xuất lá đu đủ trên cá chủ yếu tập trung vào đặc tính diệt khuẩn của nó đối với mầm bệnh ở cá (Azizah & Fasya, 2019 , Fakoya & cs., 2019), và đã có rất ít báo cáo về tiềm năng của lá đu đủ trong thức ăn thủy sản như một chất bổ sung thúc đẩy tăng trưởng.
Thiết lập nghiên cứu
Cá rô phi đỏ lai (Oreochromis mossambicus × Oreochromis niloticus), được nuôi thích nghi hai tuần trước khi thí nghiệm. Trong giai đoạn thích nghi, cá được cho ăn thức ăn viên chứa 35% protein và 8% lipid, 2 lần/ngày.
Cá có trọng lượng trung bình 2,3g được phân ngẫu nhiên vào 15 bể thủy tinh, mật độ 10 con/bể. Thử nghiệm tiến hành trong 12 tuần, với các chế độ cho ăn với các chế độ ăn bổ sung chiết xuất lá đu đủ khác nhau ở mức 0; 0,5; 1; 2 và 4%, thử nghiệm với 3 lần lặp lại. Cá được cho ăn 2 lần/ngày.
Trong quá trình nghiên cứu, nhiệt độ, pH và DO của điều kiện nuôi cấy được duy trì lần lượt là 25,84 ± 0,07°C; 6,70 ± 0,06 và 7,2 ± 0,09 mg/L. Trong khi đó, mức độ các tính chất hòa tan như nitơ amoniac tổng, nitrat, nitrite, phospho được duy trì trong phạm vi cho phép trong suốt quá trình nghiên cứu.
Kết quả và thảo luận
Việc bổ sung chiết xuất lá đu đủ 1% và 2% vào thức ăn đã cải thiện năng suất tăng trưởng, giá trị FCR và SGR của cá rô phi đỏ lai, mức bổ sung 2% thúc đẩy hiệu suất tăng trưởng tốt hơn, chiết xuất lá đu đủ 4% không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng hoặc hiệu quả sử dụng thức ăn. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng protein (PER) không bị ảnh hưởng bởi các phương pháp điều trị. Không phát hiện ảnh hưởng của việc bổ sung chiết xuất lá đu đủ lên chỉ số gan và nội tạng của cá (p >0,05).
Bảng 1. Các chỉ tiêu sinh trưởng và chỉ số cơ thể của cá rô phi đỏ lai được cho ăn chế độ bổ sung trong 12 tuần
Thông số tăng trưởng | Các mức bổ sung | ||||
0.0% | 0.5% | 1.0% | 2.0% | 4.0% | |
Trọng lượng ban đầu (IW) (g) | 2.39 ± 0.07 | 2.39 ± 0.07 | 2.35 ± 0.07 | 2.36 ± 0.08 | 2.39 ± 0.07 |
Trọng lượng cuối cùng (FW) (g) | 21.30 ± 1.22a | 21.09 ± 1.15a | 27.27 ± 1.75b | 31.14 ± 1.47c | 22.24 ± 1.16a |
Tăng cân (WG) (g) | 18.90 ± 1.17a | 18.09 ± 1.18a | 25.31 ± 3.30b | 28.88 ± 1.62b | 19.45 ± 0.22a |
Tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR) (%/ngày) | 2.60 ± 0.06a | 2.55 ± 0.07a | 2.92 ± 0.14b | 3.07 ± 0.05b | 2.63 ± 0.01a |
FCR | 1.65 ± 0.13b | 1.65 ± 0.04b | 1.44 ± 0.02a | 1.39 ± 0.01a | 1.68 ± 0.03b |
Lượng thức ăn (g) | 30.79 ± 0.65a | 29.81 ± 1.79a | 36.41 ± 4.34ab | 40.27 ± 1.86b | 32.72 ± 0.98ab |
Hiệu quả sử dụng protein (PER) | 1.70 ± 0.242 | 1.73 ± 0.09 | 1.88 ± 0.04 | 1.97 ± 0.03 | 1.64 ± 0.06 |
Chỉ số nội tạng (VSI) (%) | 11.14 ± 0.63 | 11.45 ± 1.02 | 10.88 ± 0.67 | 10.68 ± 0.82 | 9.755 ± 0.68 |
Chỉ số gan (HIS) (%) | 1.69 ± 0.22 | 1.59 ± 0.15 | 1.57 ± 0.22 | 1.83 ± 0.19 | 1.54 ± 0.37 |
Tỷ lệ sống (%) | 96.67 ± 3.33 | 100.00 ± 0.00 | 90.00 ± 5.77 | 93.33 ± 3.33 | 93.33 ± 3.33 |
Việc bổ sung chiết xuất lá đu đủ lên đến 2% không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của protease, nhưng ở mức 4%, chiết xuất lá đu đủ trong thức ăn đã làm thay đổi hoạt động của protease ở cá rô phi đỏ lai. Không có sự thay đổi rõ ràng nào về amylase trong ruột của cá được cung cấp với các mức chiết xuất lá đu đủ khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động của lipase ở cá được cho ăn bằng thức ăn chiết xuất từ lá đu đủ 1% tăng đáng kể so với các phương pháp điều trị khác (p <0,05).
Bảng 2. Hoạt tính enzym tiêu hóa trong đường tiêu hóa của cá rô phi đỏ lai sau 12 tuần nuôi thử nghiệm
(U/mg protein) | Các mức bổ sung | ||||
0% | 0.5% | 1% | 2% | 4% | |
Protease
|
3.370 ± 0.549a | 3.525 ± 0.564a | 3.425 ± 0.366a | 2.445 ± 0.316a | 4.865 ± 0.135b |
Amylase | 0.286 ± 0.037 | 0.310 ± 0.018 | 0.307 ± 0.076 | 0.333 ± 0.071 | 0.308 ± 0.025 |
Lipase | 47.065 ± 6.474a | 44.427 ± 9.836a | 68.987 ± 3.591b | 35.781 ± 2.328a | 46.548 ± 4.113a |
Không có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng protein toàn phần (TP), glucose (GLU), phosphatase kiềm (ALP), globulin (GLOB), alanine aminotransferase (ALT), creatinine (CREA), aspartate aminotransferase (AST), albumin (ALB), bilirubin toàn phần (TBIL) ALT, AST, GLU và cholesterol (CHOL) của cá rô phi đỏ lai được cho ăn chế độ bổ sung. Việc bổ sung chiết xuất lá đu đủ vào chế độ ăn đã làm thay đổi nitơ urê máu (BUN), mức độ BUN giảm khi lượng bổ sung chiết xuất lá đu đủ tăng lên (p < 0,05).
Bảng 3. Sinh hóa máu của cá rô phi đỏ lai được cho ăn khẩu phần chứa chiết xuất lá đu đủ ở các mức độ bổ sung khác nhau trong 12 tuần
Các chỉ số | Các mức bổ sung | ||||
0% | 0.5% | 1% | 2% | 4% | |
ALB (g/dL) | 1.34 ± 0.26 | 1.56 ± 0.07 | 1.49 ± 0.11 | 1.46 ± 0.09 | 1.45 ± 0.08 |
TP (g/dL) | 2.93 ± 0.17 | 2.84 ± 0.08 | 3.10 ± 0.25 | 3.44 ± 0.43 | 0.308 ± 0.025 |
CREA (mg/dL) | 0.99 ± 0.12 | 0.87 ± 0.07 | 0.94 ± 0.05 | 0.86 ± 0.12 | 0.83 ± 0.04 |
BUN (mg/dL) | 2.53 ± 0.07bc | 2.63 ± 0.07c | 2.45 ± 0.02abc | 2.23 ± 0.13a | 2.29 ± 0.11ab |
ALT (U/L) | 23.30 ± 0.70 | 22.93 ± 0.64 | 24.53 ± 0.64 | 23.57 ± 1.09 | 23.30 ± 0.87 |
ALKP (U/L) | 34.93 ± 2.32 | 42.77 ± 9.47 | 45.27 ± 8.62 | 37.50 ± 1.91 | 35.63 ± 0.64 |
CHOL (mg/dL) | 27.33 ± 3.01 | 25.17 ± 1.73 | 25.70 ± 1.48 | 26.13 ± 1.99 | 25.67 ± 1.55 |
CA (mg/dL) | 5.69 ± 0.36 | 6.34 ± 0.29 | 6.03 ± 0.28 | 6.03 ± 0.28 | 5.50 ± 0.31 |
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất lá đu đủ cho không có ảnh hưởng đáng kể đến các tế bào bạch cầu (WBC), tế bào lympho (LYM), bạch cầu đơn nhân (MON) và tăng bạch cầu hạt trong máu (GRA) của cá rô phi đỏ lai. Các chế độ ăn thử nghiệm cũng không có ảnh hưởng đáng kể (p > 0,05) đối với tế bào máu (RBC), hematocrit (HCT), thể tích trung bình của hồng cầu (MCV), lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH) và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC).
Tuy nhiên, một sự khác biệt đáng kể về độ phân bố hồng cầu (RDW) đã được ghi nhận ở cá được cho ăn chế độ ăn chiết xuất lá đu đủ 1%. Các chế độ ăn thử nghiệm cho thấy tác động đáng kể đến số lượng tiểu cầu (PLT), procalcitonin (PCT) và độ phân bố tiểu cầu (PDW), trong đó cá được bổ sung chiết xuất lá đu đủ 1% có mức độ cao hơn (p <0,05). Không quan sát thấy sự khác biệt về thể tích trung bình của tiểu cầu (MPV).
Kết luận
Chiết xuất lá đu đủ có tiềm năng được sử dụng như một chất phụ gia thức ăn thủy sản ở mức bổ sung 1% hoặc 2% trong thức ăn giúp thúc đẩy hiệu suất tăng trưởng tốt hơn ở cá rô phi đỏ lai mà không ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme tiêu hóa, các thông số máu. Cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn về các hợp chất trong lá đu đủ đối với cá, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và cơ chế hoạt động của chúng trong việc sản xuất các phụ gia thức ăn thủy sản từ phụ phẩm nông nghiệp để hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững.
Thu Hiền (Lược dịch)