Thứ Hai, 18/12/2023, 16:03

Hoàng kỳ và sài hồ: Chất phụ gia thức ăn có lợi cho tôm nuôi

(Aquaculture.vn) – Bổ sung hoàng kỳ và sài hồ vào thức ăn giúp tăng hiệu suất tăng trưởng, hoạt động enzyme và khả năng miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng. Hai loại thảo dược này có thể được sử dụng làm chất phụ gia thức ăn có lợi và thay thế thuốc kháng sinh trong nuôi tôm thẻ chân trắng.

Bổ sung hoàng kỳ và sài hồ vào thức ăn giúp tăng hiệu suất tăng trưởng và khả năng miễn dịch trên tôm

Phương pháp nghiên cứu

Tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) được mua từ Công ty TNHH Công nghệ Thủy sản Lianwang Thượng Hải. Trước khi bắt đầu thử nghiệm cho ăn, tôm được nuôi thuần và cho ăn với chế độ ăn thương mại trong 14 ngày.

1.200 tôm khỏe mạnh với kích thước đồng đều (0,75±0,03g) đã được chọn và phân bố ngẫu nhiên vào 24 lồng lưới PVC (1m × 1m × 1,2m) đặt trong bể xi măng (10m × 20m × 1,5m) tương ứng với 4 lồng trong 6 nghiệm thức (mỗi lồng 50 con tôm). Tôm được cho ăn 4 lần/ngày 5:30h, 10:30h, 16:30h và 22h với khẩu phần hàng ngày là 5-8% trọng lượng cơ thể. Thử nghiệm cho ăn kéo dài trong 8 tuần. Sau 56 ngày thử nghiệm, tất cả các nghiệm thức đều được nhịn ăn trong 24 giờ trước khi lấy mẫu phân tích.

+ Đối chứng (A): Không bổ sung hoàng kỳ và sài hồ.

+ Nghiệm thức 1 (B): Bổ sung 0,25% hoàng kỳ.

+ Nghiệm thức 2 (C): Bổ sung 0,25% sài hồ.

+ Nghiệm thức 3 (D): Bổ sung 0,25% sài hồ + 0,25% hoàng kỳ.

+ Nghiệm thức 5 (E): Bổ sung 0,5% sài hồ.

+ Nghiệm thức 6 (F): Bổ sung 0,5% hoàng kỳ.

Kết quả nghiên cứu

Hiệu suất tăng trưởng và sử dụng thức ăn

Sau 56 ngày thử nghiệm, tất cả các nghiệm thức đều có tỷ lệ sống tương tự khoảng 97%, không có khác biệt đáng kể (P>0,05) giữa tất cả các nghiệm thức thử nghiệm. Trọng lượng cơ thể cuối cùng (FBW), tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR) và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) đều bị ảnh hưởng bởi liều lượng cây sài hồ và hoàng kỳ trong khẩu phần ăn.

Kết quả của FBW cho thấy xu hướng tương tự với SGR khi tôm được cho ăn khẩu phần chứa 0,25% hoàng kỳ, kết hợp 0,25% sài hồ + 0,25% hoàng kỳ, 0,5% sài hồ và 0,5% hoàng kỳ có FBW và SGR cao hơn đáng kể (P< 0,05) so với đối chứng. FCR trong chế độ ăn D và chế độ ăn bổ sung thảo dược ở mức độ cao hơn (E và F) tốt hơn đáng kể (P< 0,05) so với nhóm đối chứng.

Hoạt tính enzyme đến miễn dịch trong huyết thanh và gan tụy của tôm

Tôm được nuôi bằng chế độ ăn bổ sung sài hồ và hoàng kỳ cho thấy hoạt động lysozyme và AKP cao hơn đáng kể, không chỉ trong huyết thanh mà còn ở gan tụy.

Chế độ ăn của tôm với hàm lượng 0,25% sài hồ không cho thấy bất kỳ sự khác biệt đáng kể khi so sánh với nhóm đối chứng về huyết thanh. Khác với hiệu suất trong huyết thanh, hoạt động SOD cao hơn đáng kể (P<0,05) được thể hiện ở tất cả các nghiệm thức bổ sung thảo dược so với nhóm đối chứng. Hảo Mai (Lược dịch)><0,05) được thể hiện ở tất cả các nghiệm thức bổ sung thảo dược so với nhóm đối chứng.

Hảo Mai (Lược dịch)