Hiện nay phong trào nuôi cá lóc thương phẩm đang phát triển mạnh ở một số địa phương trong tỉnh phổ biến nhất là nuôi cá lóc trong bể xi măng và nuôi trong ao đất. Trong điều kiện nuôi nhân tạo với mật độ cao thì có nhiều bệnh gây hại.
Đặc biệt là trong mùa đông nhiệt độ biến động liên tục làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của bà con. Để góp phần hạn chế rủi ro, dịch bệnh chúng tôi xin giới thiệu đến người nuôi cách phòng và trị bệnh một số bệnh thường gặp ở cá lóc trong mùa lạnh như sau.
1. Bệnh nhiễm khuẩn huyết
* Nguyên nhân
Vi khuẩn gây ra bệnh này là Aeromonas hydrophila và Edwardsiella tarda chúng luôn có trong nước chứa nhiều chất hữu cơ, nhất là khi trong ao dư thừa thức ăn.
Cá bị bệnh thì da sậm lại và các vết này lan ra vùng bụng và các phần khác trên cơ thể, xuất hiện từng mảng nhỏ trên thân, đuôi và vây bị hoại tử, các khối u trên bề mặt cơ thể, vảy dễ rơi rụng, mắt phù và mờ đục, xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử. Tỷ lệ chết rất cao khi cá bị sốc và thiếu dinh dưỡng.
* Phòng và trị bệnh:
Không nuôi cá ở mật độ quá cao, tránh làm cho cá bị sây sát khi kéo lưới hoặc đánh bắt kiểm tra, giữ cho môi trường nuôi không bị nhiễm bẩn do thức ăn dư thừa và từ nguồn nước thải công nghiệp.
Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cá, liều dùng 10 ppm xử lý lặp lại sau 3 ngày. Định kỳ tắm cho cá 2 tuần/lần.
Dùng một trong các loại thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn liều lượng như sau:
+ Streptomycin: 50 – 75mg/kg cá cho ăn trong 5 – 7 ngày.
+ Kanamycine: 50 mg/kg cá cho ăn trong 7 ngày.
Bổ sung thêm vitamin C trộn vào thức ăn, liều lượng 20mg/kg thức ăn trong thời gian dùng thuốc trị bệnh. Cải thiện chất lượng nước, thay nước mới sạch, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trên 4 mg/lít.
2. Bệnh trùng mỏ neo
* Nguyên nhân
Do trùng mỏ neo Lernaea. Trùng ký sinh và hút chất dinh dưỡng của cá làm viêm loét da, mang, vây, gây ra các vết thương, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh như: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn… xâm nhập.
Cá mới bị nhiễm ký sinh trùng Lernaea bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm dần. Lernaea lấy dinh dưỡng nên cá bị gầy yếu, bơi lội chậm chạp.
Trùng ký sinh một số lượng lớn trong xoang miệng và mang làm cho miệng không đóng kín được cá khó hô hấp, cá không bắt được thức ăn và chết. Lernaea ký sinh trên da, vây cá mè, cá trắm, cá chép và nhiều loài cá nước ngọt nhất là đối với cá vẩy nhỏ, làm tổ chức gần nơi ký sinh sưng đỏ, viêm loét, tế bào hồng cầu bị thẩm thấu ra ngoài, tế bào bạch cầu ở trong tổ chức tăng, sắc tố da biến nhạt.
* Phòng và trị bệnh:
Luôn giữ ổn định các yếu tố môi trường ao nuôi và vệ sinh ao sạch sẽ. Chọn cá giống khoẻ mạnh và không có trùng mỏ neo đeo bám. Trước khi thả giống phải tắm nước muối 3% cho cá trong 10 phút.
Khi phát hiện cá bị nhiễm bệnh, dùng thuốc tím 10 – 25g/m3 tắm trong 1 giờ. Có thể dùng lá xoan ngâm trong ao với liều lượng 0,3 – 0,5 kg/m3 nước. Sauk hi xử lý cần thay nước mới hoặc chuyển cá qua ao khác thì bệnh mới được xử lý triệt để.
Bệnh đốm đỏ:
* Nguyên nhân
Do vi khuẩn Pseudomonas ƒluorescens gây nên. Bệnh xẩy ra thường do các tổn thương trên da, do stress, mật độ thả nuôi quá cao hoặc do dinh dưỡng kém.
Biểu hiện cá bị bệnh là xuất huyết trên da, bụng, quanh miệng, nắp mang; có thể chảy máu một vài chỗ trên thân, có thể bị tuột nhớt. Vi khuẩn có thể gây chết đến 70 – 80% số cá trong ao, trong bể ương.
* Phòng và trị bệnh:
– Dùng thuốc tím KMnO4 3 – 5 ppm để tắm cho cá .
– Dùng một trong các loại thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn liều lượng như sau:
+ Streptomycin: 50 – 75mg/kg cá cho ăn trong 5 – 7 ngày.
+ Kanamycine: 50 mg/kg cá cho ăn liên tục trong 7 ngày.
Tăng cường thêm vitamin C trộn vào thức ăn, liều lượng 20mg/kg thức ăn trong thời gian dùng thuốc trị bệnh. Cải thiện chất lượng nước, thay nước mới sạch, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trên 4 mg/lít.
3. Bệnh nấm thuỷ mi:
* Nguyên nhân
Do một số giống nấm như: Leptolegnia, Aphanomices, Sarolegnia, Achlya.
Trên da cá lúc đầu có các vùng trắng xám, đó là các sợi nấm nhỏ mềm; sau đó nấm phát triển thành các búi trắng như bông.
* Phòng bệnh và trị bệnh: Dùng thuốc diệt nấm cho cá
– Đối với cá bệnh, có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy mi: Methylen 2 – 3g/m3, KMnO¬¬4¬ 1 – 2g/m3 và lặp lại 2 lần trong 1 tuần
1. Bệnh nhiễm khuẩn huyết
* Nguyên nhân
Vi khuẩn gây ra bệnh này là Aeromonas hydrophila và Edwardsiella tarda chúng luôn có trong nước chứa nhiều chất hữu cơ, nhất là khi trong ao dư thừa thức ăn.
Cá bị bệnh thì da sậm lại và các vết này lan ra vùng bụng và các phần khác trên cơ thể, xuất hiện từng mảng nhỏ trên thân, đuôi và vây bị hoại tử, các khối u trên bề mặt cơ thể, vảy dễ rơi rụng, mắt phù và mờ đục, xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử. Tỷ lệ chết rất cao khi cá bị sốc và thiếu dinh dưỡng.
* Phòng và trị bệnh:
Không nuôi cá ở mật độ quá cao, tránh làm cho cá bị sây sát khi kéo lưới hoặc đánh bắt kiểm tra, giữ cho môi trường nuôi không bị nhiễm bẩn do thức ăn dư thừa và từ nguồn nước thải công nghiệp.
Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cá, liều dùng 10 ppm xử lý lặp lại sau 3 ngày. Định kỳ tắm cho cá 2 tuần/lần.
Dùng một trong các loại thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn liều lượng như sau:
+ Streptomycin: 50 – 75mg/kg cá cho ăn trong 5 – 7 ngày.
+ Kanamycine: 50 mg/kg cá cho ăn trong 7 ngày.
Bổ sung thêm vitamin C trộn vào thức ăn, liều lượng 20mg/kg thức ăn trong thời gian dùng thuốc trị bệnh. Cải thiện chất lượng nước, thay nước mới sạch, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trên 4 mg/lít.
2. Bệnh trùng mỏ neo
* Nguyên nhân
Do trùng mỏ neo Lernaea. Trùng ký sinh và hút chất dinh dưỡng của cá làm viêm loét da, mang, vây, gây ra các vết thương, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh như: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn… xâm nhập.
Cá mới bị nhiễm ký sinh trùng Lernaea bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm dần. Lernaea lấy dinh dưỡng nên cá bị gầy yếu, bơi lội chậm chạp.
Trùng ký sinh một số lượng lớn trong xoang miệng và mang làm cho miệng không đóng kín được cá khó hô hấp, cá không bắt được thức ăn và chết. Lernaea ký sinh trên da, vây cá mè, cá trắm, cá chép và nhiều loài cá nước ngọt nhất là đối với cá vẩy nhỏ, làm tổ chức gần nơi ký sinh sưng đỏ, viêm loét, tế bào hồng cầu bị thẩm thấu ra ngoài, tế bào bạch cầu ở trong tổ chức tăng, sắc tố da biến nhạt.
* Phòng và trị bệnh:
Luôn giữ ổn định các yếu tố môi trường ao nuôi và vệ sinh ao sạch sẽ. Chọn cá giống khoẻ mạnh và không có trùng mỏ neo đeo bám. Trước khi thả giống phải tắm nước muối 3% cho cá trong 10 phút.
Khi phát hiện cá bị nhiễm bệnh, dùng thuốc tím 10 – 25g/m3 tắm trong 1 giờ. Có thể dùng lá xoan ngâm trong ao với liều lượng 0,3 – 0,5 kg/m3 nước. Sauk hi xử lý cần thay nước mới hoặc chuyển cá qua ao khác thì bệnh mới được xử lý triệt để.
Bệnh đốm đỏ:
* Nguyên nhân
Do vi khuẩn Pseudomonas ƒluorescens gây nên. Bệnh xẩy ra thường do các tổn thương trên da, do stress, mật độ thả nuôi quá cao hoặc do dinh dưỡng kém.
Biểu hiện cá bị bệnh là xuất huyết trên da, bụng, quanh miệng, nắp mang; có thể chảy máu một vài chỗ trên thân, có thể bị tuột nhớt. Vi khuẩn có thể gây chết đến 70 – 80% số cá trong ao, trong bể ương.
* Phòng và trị bệnh:
– Dùng thuốc tím KMnO4 3 – 5 ppm để tắm cho cá .
– Dùng một trong các loại thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn liều lượng như sau:
+ Streptomycin: 50 – 75mg/kg cá cho ăn trong 5 – 7 ngày.
+ Kanamycine: 50 mg/kg cá cho ăn liên tục trong 7 ngày.
Tăng cường thêm vitamin C trộn vào thức ăn, liều lượng 20mg/kg thức ăn trong thời gian dùng thuốc trị bệnh. Cải thiện chất lượng nước, thay nước mới sạch, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trên 4 mg/lít.
3. Bệnh nấm thuỷ mi:
* Nguyên nhân
Do một số giống nấm như: Leptolegnia, Aphanomices, Sarolegnia, Achlya.
Trên da cá lúc đầu có các vùng trắng xám, đó là các sợi nấm nhỏ mềm; sau đó nấm phát triển thành các búi trắng như bông.
* Phòng bệnh và trị bệnh: Dùng thuốc diệt nấm cho cá
– Đối với cá bệnh, có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy mi: Methylen 2 – 3g/m3, KMnO¬¬4¬ 1 – 2g/m3 và lặp lại 2 lần trong 1 tuần
Vũ Thị Vinh
Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Nghệ An