Thứ Tư, 7/12/2022, 13:52

Ảnh hưởng của ánh sáng lên sự phát triển của cá

Những nghiên cứu trước đây đã chi ra rằng ánh sáng môi trường có tác động nhất định đến tất cả các giai đoạn trong vòng đời của cá, từ sự phát triển của phôi đến sự thành thục và sinh trưởng.

Chính vì thế ánh sáng là một yếu tố khổng thể thiếu trong môi trường ao nuôi, đặc biệt là hệ thống nuôi trong nhà kín. Vì vậy, việc sử dụng các thiếu bị chiếu sáng để cung cấp điều kiện chiếu sáng phù hợp cho sự sinh trưởng của vật nuôi cũng duy trì điều kiện môi trường ổn định là vô cùng cần thiết.

Hiện nay, đèn LED được sử dụng rộng rãi trong ngành nuôi thủy sản do chất lượng ánh sáng mà đèn mang lại cũng như tuổi thọ, và đặc biệt là khả năng tiết kiệm điện năng hiệu quả hơn so với các loại đèn khác có trên thị trường.

Khả năng nhật biết ánh sáng của cá

Để hiểu sâu hơn về tác động của ánh sáng lên các loài thủy sinh vật, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và phát hiện ra rằng: Cá có khả năng tiếp nhận ánh sáng rất khác so với con người do sự khác biệt về cấu tạo của mắt. Các loài cá chỉ có thể nhìn thấy một số màu sắc nhất định hay nói cách khác, là chúng không thể phân biệt được toàn bộ phổ màu.

Một vài nghiên cứu trên cá Vược (Bass) cho thấy, loài cá này có thể phân biệt được rõ ràng các nhiều màu sắc khác nhau. Trong khi loài Walleye chỉ có thể nhận diện được 2 màu rõ rệt là cam và xanh lục, còn các màu còn lại chỉ là màu xám trong mắt chúng. Một số loài cá săn mồi khác thì còn có thể nhận dạng được nhóm màu sắc trong dải quang phổ cực tím. Một trường hợp khác là cá Sọc ngựa (Zebrafish), chúng có khả năng quan sát được trong bóng tối nhưng lại có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Loài cá này có hai độ nhạy quang phổ, một khi nước “ấm” (28 đến 30oC) và một khi nước “lạnh” (22 đến 25oC).

Cá thích nghi với những thay đổi về ánh sáng trong môi trường tự nhiên của chúng bằng cách phát triển Đồng hồ sinh học hay Nhịp điệu sinh học (Circadian rhythm) được điều khiển bởi các kích thích ánh sáng từ môi trường sống. Tương tự như ở con người, đồng hồ sinh học kéo theo những tác động và ảnh hưởng lên đặc điểm sinh lý và sinh trưởng của cá.

Ở cá, đồng hồ sinh học được kiểm soát chủ yếu bằng cách giải phóng hormone để thiết lập thời gian ăn, ngủ, sinh sản và vận động. Và ánh sáng chính là một trong những các tác nhân của môi trường ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động này của chúng. Một ví dụ cụ thể là sự di cư và sinh sản của cá là hai quá trình bị ảnh hưởng nhiều nhất do cường động ánh sáng  khác nhau theo mùa.

Cá không mắt Mexico sở hữu đồng hồ sinh học nhạy bén hoạt động tương ứng với chu kỳ ngày và đêm. Ảnh: Newscientist.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở cá, trước khi con non được sinh ra, tuyến tùng và tế bào cảm quang ở não có những phản ứng với ánh sáng trước khi các tế bào cảm quang ở võng mạc phát triển. Một ví dụ cụ thể là trứng của cá Bơn Đại Tây Dương có khả năng cảm quang trước khi nở, cho phép người nuôi có thể tăng hoặc giảm thời gian nở của trứng bằng cách điều chỉnh các điều kiện ánh sáng.

Một vài lưu ý để thiết hệ thống đèn LED chiếu sáng

Một hệ thống đèn LED được thiết kế tối ưu sẽ mang lại ánh sáng đồng đều trên mặt nước ở các bể nuôi. Hệ thống chiếu sáng này phải được thiết kế với yêu cầu về ánh sáng của động vật cũng như đảm bảo các thông số về ánh sáng mà thủy sinh vật cần để sinh trưởng tốt. Một yếu tố khác cần quan tâm đó là hệ thống chiếu sáng nên được cài đặt thời gian chiếu sáng phù hợp với nhịp sống sinh học của từng đối tượng nuôi.

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về từng loại ánh sáng đèn LED cũng như thời gian chiếu sáng phù hợp cho từng đối tượng nuôi. Bà con có thể dễ dàng tìm đọc trên các trang báo để có thể thiết kế cho bản thân minh một hợp hế thống chiếu sáng cho ao nuôi trong nhà.

Thiện Tâm
Tép bạc