Xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng thực ra lại không khó. Tuy nhiên, công tác xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm đòi hỏi sự cẩn thận, biết quan sát và kiên trì của người nông dân. Có rất nhiều phương thức xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm, nhưng hôm nay tôi xin giới thiệu với bà con những phương pháp đơn giản, hiệu quả mà hiện đại nhất nhé!
Nguyên nhân ao nuôi cá bị ô nhiễm
Thị trường nông nghiệp đã có sự chuyển biến cơ cấu từ trồng trọt qua nuôi trồng thủy sản nhiều hơn, nhưng song song với sự phát triển tiềm năng mà ngành này mang lại thì vẫn sẽ có những hạn chế nhất định.
Nghiêm trọng nhất trong số đó phải kể đến sự ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm ao nuôi cá chưa được kiểm soát triệt để.
Bên cạnh nguyên nhân chung là quá nhiều người chăn nuôi thủy sản thì còn những nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm ao nuôi cá như là:
- Tình trạng bất cẩn và thiếu kinh nghiệm trong công tác nuôi cá, ví dụ như việc cho cá ăn quá nhiều thức ăn gây thừa mứa, ứ đọng và ô nhiễm nguồn nước.
- Việc xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm bằng hóa chất, tạp chất không rõ nguồn gốc quá nhiều.
- Rác thải, lá rụng và xác sinh vật bị tồn đọng trong ao mà không được xử lý khiến tình trạng ô nhiễm thêm nghiêm trọng.
- Khi mùa mưa, lũ đến hoặc trong các giai đoạn nhiễm mặn, nhiễm phèn mà không xử lý tốt nguồn nước dẫn đến ứ đọng và ô nhiễm.
- Đặt quá nhiều ao gần những khu vực dân cư, khu vực sản xuất và có nhiều hoạt động sinh hoạt khiến nước bị ô nhiễm
Những cách xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm
Xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm bằng phương pháp sinh học
Tên gọi khác của phương pháp này là xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm bằng vi sinh vật.
Đây là hình thức xử lý hoạt động dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật hoại sinh tồn tại sẵn trong nước thải và đôi khi là nguồn nước bị ô nhiễm.
Vi sinh vật tồn tại trong nguồn nước sẽ không ngừng tổng hợp nên các tế bào mới để có thể hấp thụ và chuyển hóa các chất hữu cơ.
Các chất hữu cơ sau khi được hấp thụ phần lớn qua bề mặt tế bào vi sinh vật sẽ có hai con đường, một là đồng hóa thành tế bào chất của tế bào vi sinh vật, hoặc là bị tiêu hao để tổng hợp nên các tế bào vi sinh vật mới.
Mà thông qua quá trình hoạt động trao đổi của vi sinh vật đó, các chất hữu cơ và khoáng chất nhất định có trong nước sẽ bị hấp thụ để tạo nguồn năng lượng trong các quá trình cho vi sinh vật.
Sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic, nước, khí nito, ion sulfite,… và đồng thời các chất hữu cơ COD, BOD,… đã được hấp thụ trong các quá trình và bị khử hết.
Như vậy nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước sẽ giảm dần đến mức cho phép, mức an toàn vừa ý người nuôi trồng và không gây ô nhiễm hay gây hại đến môi trường nữa.
Còn một cơ chế khác của xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm bằng phương pháp sinh học là sử dụng vi sinh hiếu khí, hay nói cách khác là lợi dụng các vi sinh vật oxi hóa hết các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong điều kiện có oxi.
Khi có oxi, các vi sinh hiếu khí sẽ oxi hóa các chất hữu cơ gây hại cho nước và hấp thụ chúng để chuyển hóa thành năng lượng cho quá trình tổng hợp tế bào, phân chia nội bào tiếp đó.
Dù là hình thức nào thì ưu điểm của phương pháp xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm bằng phương pháp sinh học đều là dễ vận hành, dễ thực hiện, chi phí thấp và thân thiện với môi trường.
Phương pháp xử lý cơ học
Xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm bằng phương pháp cơ học có rất nhiều giai đoạn, nhưng cơ chế chung là để loại bỏ các tạp chất, cặn bã, và rác thải gây ô nhiễm nguồn nước ra;
Hoặc loại bỏ các cặn chất lắng lại; điều hòa nồng độ và lưu trường các chất, hoặc tạo điều kiện cho các khâu xử lý sau đó.
Phương pháp cơ học thì trong quá trình chủ yếu chỉ có lọc hoặc điều hòa.
Lọc thì có đầu tiên ta có cổng lọc rác, là những cổng sắt nhiều hình dáng đặt ngang hơi nghiêng so với dòng nước để chặn những loại rác có kích thước lớn và cặn tích thành khối.
Tiếp đó là dùng lưới lọc, đây là phương thức dùng lưới loại mắt nhỏ để chặn những loại rác, cặn có kích thước nhỏ và rác sẽ đọng lại lưới theo nhiều hướng tùy dòng chảy của nước, sau đó được cào đi.
Sau đó nếu cần thì cần có quá trình điều hòa để điều chỉnh lại lưu trường và nồng độ các chất trong nước, sẽ tạo điều kiện cho các quá trình tiếp đó.
Còn một dụng cụ khác là bể lắng, đây là giai đoạn khá phức tạp. Có ba kiểu lắng đọng, nếu là những loại cặn hạt, lấm tấm và nồng độ nhỏ thì sẽ được lắng với tốc độ nhỏ, đồng đều.
Với những loại bụi tích lại thành bông, nhúm nhỏ thì chúng sẽ lắng với tốc độ nhanh hơn, rơi xuống theo từng bông.
Và nặng nhất là bụi tích được lắng thành khối, tốc độ nhanh, rơi thành khối, tảng lớn.
Và giai đoạn cuối cùng thì nước phải đi qua bể lọc, trong bể lọc này bao gồm nhiều cấu trúc khá phức tạp, đây là bước cuối cùng để lấy lại độ trong cho nước, xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm triệt để.
Nước sẽ đi qua các hệ thống xử lý và tốc độ xử lý tùy thuộc vào nồng độ, năng suất của máy.
Phương pháp MET xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm
Để thực hiện phương pháp này thì cần đến máy chuyên dụng.
Cấu trúc và hoạt động của máy khá đơn giản, tuy nhiên lại vô cùng hiệu quả.
Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ đi vào hệ thống máy theo hệ thống ống dẫn, sau khi nước đủ thì máy tự động khóa van để chống tràn và quá tải xử lý, van kín đến nỗi oxy không thể tràn vào được.
Vì áp lực nén lên nước khác nhau khiến nước bị chia cắt bằng các guồng quay tác động, tiếp đó nước bị cắt thành những hình dáng nhỏ hoặc siêu nhỏ.
Nhờ tác động của lựa xuyên tâm nên các tác động máy móc khiến nước dao động tự do rất mạnh trong máy làm chất rắn và chất khí trong nước tách biệt thành các phân tử riêng biệt.
Các chất rắn và phần nước chưa được tách phân tử được đẩy lên bề mặt cát, chất khí đã bị tách ra thì thoát ra theo ống thoát khí, sau đó nguồn nước bị đẩy lên cát sẽ trở về trong máy để bị xử lí lại.
Sau đó những nguồn nước đó sẽ đi theo con đường để xử lí triệt để bằng vôi và muối, các chất độc hại sẽ được khử sạch.
Nước có hình dáng siêu nhỏ được xử lí xong sẽ được kết hợp với oxi hút vào và được đẩy ra ngoài bằng áp suất.
Tuy cấu trúc máy móc của MET khá giống với những cấu trúc máy xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm như máy ozone, công nghệ nano,… nhưng những loại máy kia quá tốn điện năng, tốn kém chi phí và diện tích lắp đặt.
Ngược lại, công nghệ MET khắc phục được những hạn chế đó, vì công nghệ này không tốn kém quá nhiều, không cần điện năng, dễ di chuyển linh hoạt, tuổi thọ hơn 20 năm và xử lý tốt, hiệu quả; có thể xử lý hầu hết mọi nguồn nước.
Đó là lí do MET được yêu thích đến vậy và nên là lựa chọn tối ưu trong thời đại công nghệ 4.0 này.
Các công thức xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm trên liệu có làm bà con hài lòng không ạ? Tôi xin phép dừng bút dù vẫn còn nhiều điều muốn chia sẻ, hẹn bà con sau nhé.
Nguồn: Agri.vn