Các nhà khoa học đã phát triển một chế độ ăn uống hỗ trợ hệ thống nuôi trồng trên sa mạc nhằm tăng thu hoạch bằng cách nâng cao dự trữ lipid trong gan tụy của tôm và cải thiện khả năng điều hòa hoạt động của chúng.
Chất dinh dưỡng nào cần thiết cho tôm?
Phospholipid bao gồm một nhóm lipid phân cực với glycerol-3-phosphate làm chất nền. Là thành phần chính của màng tế bào, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chức năng bình thường của tế bào. Đồng thời góp mặt vào việc truyền tín hiệu tế bào. Phospholipid cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và đóng vai trò là chất nhũ hóa, tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ lipid trung tính.
Tôm có khả năng tổng hợp phospholipid, nhưng sự tổng hợp này nói chung không thể đáp ứng hết yêu cầu trao đổi chất của chúng, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng trước đó. Vì vậy, phospholipid được coi là chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm. Nhu cầu về phospholipid trong chế độ ăn tùy thuộc vào loài, giai đoạn sống, độ tinh khiết của phospholipid được sử dụng, thành phần trong chế độ ăn và nguồn thức ăn.
Những nghiên cứu liên quan đến phospholipid trong dinh dưỡng của tôm vẫn còn rất hiếm, tuy nhiên có một số tiến bộ đã đạt được trong vài năm gần đây.
Những kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong công thức thức ăn chăn nuôi. Với mức phospholipid tối ưu từ 3 đến 5 phần trăm, có thể giảm thiểu bao gồm cholesterol trong chế độ ăn và do đó chi phí thức ăn có thể giảm mà không ảnh hưởng đến năng suất của tôm. Đối với mục đích nghiên cứu, sự tương tác giữa phospholipid-cholesterol cũng cần được xem xét trong các thiết kế thí nghiệm. Nếu một chế độ ăn uống cơ bản bao gồm 0,5% cholesterol, ảnh hưởng của phospholipid, choline và một số chất dinh dưỡng khác sẽ bị che lấp.
Nhu cầu phospholipid trong chế độ ăn uống
Tùy vào mỗi loài sẽ có yêu cầu phospholipid trong chế độ ăn khác nhau. Theo khảo sát, ở các loài Fenneropenaeus chinensis (tôm trắng Trung Quốc), Fenneropenaeus merguiensis (tôm bạc thẻ) ở giai đoạn vị thành niên có nhu cầu dao động từ 1-2%, cũng giai đoạn phát triển đó ở loài Litopenaeus vannamei (tôm thẻ chân trắng) khoảng từ 3-5%, Penaeus monodon (tôm sú) 1,25%, tôm he Nhật Bản (Metanephrops japonicus) 3%.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn ấu trùng của tôm he Nhật Bản, hậu ấu trùng của tôm sú có mức dao động lần lượt là 3,5 – 6% và 1%.
Lợi ích đối với tôm bị stress
Stress là trạng thái mệt mỏi căng thẳng khi tôm phải đương đầu với những điều kiện sống khắc nghiệt như nhiệt độ nước tăng giảm bất thường, hàm lượng oxy giảm …
Phospholipid được tìm thấy có lợi trong việc giảm nhạy cảm với stress thẩm thấu ở tôm thẻ chân trắng sau nuôi. Việc bổ sung 1,5% phosphatidylcholine (PC) thu dược từ đậu nành có độ tinh khiết 95% hoặc PC từ trứng cá biển có độ tinh khiết 92% làm tăng đáng kể khả năng chống lại stress thẩm thấu ngoài việc tăng cường sức tăng trưởng. Đồng thời các nhà nghiên cứu suy đoán rằng, chúng cũng có tác dụng trong việc duy trì nồng độ chất lỏng trong cơ thể ở mức không đổi so với độ dốc thẩm thấu đòi hỏi phải tiêu tốn thêm năng lượng. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa lipid, cải thiện khả năng dự trữ và sử dụng năng lượng của tôm.
Kết luận
Phospholipid – lớp lipid chiếm ưu thế trong cơ thể tôm, rất cần thiết để cải thiện năng suất của vật nuôi. Mức độ phospholipid trong chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến hàm lượng của các chất dinh dưỡng khác, bao gồm cholesterol, choline và các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin A, D, E, carotenoid và những chất khác. Việc tối ưu hóa chế độ ăn bổ sung các chất dinh dưỡng này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ mặn, môi trường nước và các yếu tố khác.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của phospholipid trong khả năng chống stress của tôm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ứng dụng của chúng nhằm đạt được hiệu quả thương mại cao hơn trong nuôi tôm vẫn cần được nghiên cứu thêm.