Thứ Năm, 31/08/2023, 11:00

Ngành tôm cân nhắc chiến dịch tiếp thị hợp tác toàn cầu

Mục tiêu của ngành hiện nay là tăng tiêu dùng tôm và khuyến khích, thu hút khách hàng mới bằng cách tung ra một chiến dịch tiếp thị toàn cầu thống nhất
Trước tình hình sụt giảm nhu cầu tôm toàn cầu, các công ty nổi tiếng trong ngành đang thúc đẩy một chiến dịch tiếp thị hợp tác để thúc đẩy tiêu thụ.

Các chiến lược và hậu cần để thiết lập một chiến dịch tiếp thị toàn cầu là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh về tôm năm 2023 tổ chức tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 24-26/7/2023.

Sản xuất tôm toàn cầu tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt là tại Ecuador. Nhưng do nhiều yếu tố, chủ yếu là lạm phát, ngành đang phải đối mặt với sự suy giảm nhu cầu đang ảnh hưởng xấu đến tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị tôm, từ nông dân đến nhà sản xuất và nhà bán lẻ.

Mục tiêu của ngành hiện nay là tăng tiêu dùng tôm và khuyến khích, thu hút khách hàng mới bằng cách tung ra một chiến dịch tiếp thị toàn cầu thống nhất
Mục tiêu của ngành hiện nay là tăng tiêu dùng tôm và khuyến khích, thu hút khách hàng mới bằng cách tung ra một chiến dịch tiếp thị toàn cầu thống nhất

Mục tiêu của ngành hiện nay là tăng tiêu dùng tôm và khuyến khích, thu hút khách hàng mới bằng cách tung ra một chiến dịch tiếp thị toàn cầu thống nhất. Những chương trình tiếp thị chung trong nhiều lĩnh vực trước đây như bơ, trứng, sữa và thịt bò, là những mô hình tiềm năng mà ngành tôm có thể học hỏi. Cụ thể, chiến dịch khuyến khích tiêu thụ sữa ở Mỹ đã giúp lợi nhuận của các nhà sản xuất tăng 4,78 USD (4,35 EUR) cho mỗi USD đầu tư. Chiến dịch tăng tiêu thụ trứng ở Australia cũng thành công nâng mức tiêu thụ bình quân đầu người lên 14 quả trứng mỗi năm sau chiến dịch hay nhiều chiến dịch thành công khác.

Dù việc xây dựng một chiến dịch quy mô tương tự trong ngành tôm là rất khó, đòi hỏi thời gian nhưng cũng không có nghĩa là không thể.

Thuỳ Linh

Nguồn: www.vasep.com.vn