Thứ Năm, 29/04/2021, 20:59

Giá thức ăn thủy sản: Chưa thể giảm ngay

http://nguoinuoitom.vn/wp-content/uploads/2021/04/Ảnh-bài-chính-e1618190757271.jpg

[Aquaculture Việt Nam] – Ông Trần Đình Luân, tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết giá nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản tăng mạnh từ đầu năm 2021, có loại thức ăn tăng hơn 10%.

http://nguoinuoitom.vn/wp-content/uploads/2021/04/Ảnh-bài-chính-e1618190757271.jpg

Cụ thể, một số loại thức ăn thủy sản đã tăng giá bán so với năm 2020 như sau: Thức ăn cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng đã tăng từ 1.000 – 1.700 đồng/kg (tăng hơn so với năm 2020 từ 2,3 – 8,5%); thức ăn cho cá chẽm, cá mú tăng khoảng 1.000 đồng/kg; thức ăn cho cá tra tăng khoảng 1.500 – 1.600 đồng/kg tùy loại; thức ăn cho cá rô đồng tăng khoảng 1.500 đồng/kg và thức ăn cho cá kèo tăng khoảng 11,4% so với năm 2020, tương đương tăng khoảng 1.600 đồng/kg.

Theo dự đoán của Cục Chăn nuôi, giá các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản sẽ còn tiếp tục tăng tối thiểu từ 5 – 10% trong thời gian tới, do ảnh hưởng của việc tăng giá các nguyên liệu chính sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Phân tích về nguyên nhân tăng giá, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, nguyên nhân dẫn tới giá thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi tăng mạnh do giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới đều tăng cao, thiết lập ở mặt bằng giá mới. Cụ thể giá ngô hạt, đậu tương, khô dầu chào hàng ngày 23/4 tại cảng Chiago ở mức 249 – 258 USD/tấn; 557 – 565,5 USD/tấn và 465,7 – 469,5 USD/tấn.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến chi phí vận chuyển tăng do thiếu tàu biển và container vận chuyển hàng hoá. Trung bình chi phí vận chuyển đã tăng từ 200 – 300% so với bình thường. Ngoài ra, Trung Quốc đột ngột thu mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản với số lượng kỷ lục cũng là một phần nguyên nhân đẩy giá nguyên liệu tăng trên quy mô toàn cầu ở mức độ bất thường.

Ông Dương cho biết, các nguyên liệu của chúng ta thiếu lại là thế mạnh của nước Nam Mỹ và Bắc Mỹ như Mỹ, Argentina, Brazil, châu Âu, Nga…. những khu vực này đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến việc giao thương và hệ thống logistics gần như tê liệt, trong đó điển hình là việc thiếu container.

“Giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong quý 2/2021, dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7/2021. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ còn tăng, tối thiểu là 5-10% (500-1.000 đồng/kg, tùy loại) để đạt mức tăng chung là 20% thì mới có thể dừng lại”, ông Dương đưa ra dự báo.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết bộ sẽ rà soát lại một số cơ chế chính sách chưa được tháo gỡ để trình Chính phủ giảm thuế một số nguyên liệu nhập khẩu như ngô, lúa mì…

“Đồng thời đề nghị các công ty sản xuất thức ăn cần tối đa hóa nguồn nguyên liệu trong nước có thể thay thế được nguồn nhập khẩu, giảm các chi phí sản xuất để giảm giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm, giữ ở mức độ hợp lý” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 9,9 triệu tấn ngô hạt (tương đương 1,9 tỷ USD), khô dầu các loại 4,7 triệu tấn (tương đương 1,6 tỷ USD), DDGS 1,1 triệu tấn. Trong quý I/2020, tổng lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đạt 5,4 triệu tấn, tương đương 1,66 tỷ USD, tăng 3,94% về số lượng và 5,53% về giá trị so với cùng kỳ 2020.

 

Phạm Huệ

 

Biên độ giá một số nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản chính hiện nay (theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thủy sản):

Từ tháng 3/2021, giá các loại ngũ cốc (ngô, đậu nành…) vẫn sẽ tiếp tục tăng.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận