Jose Antonio Camposano, chủ tịch điều hành phòng nuôi trồng thủy sản của Ecuador cho biết, các nhà xuất khẩu tôm của nước này đã học cách vận hành “theo một quy tắc bình thường mới”, đã có kinh nghiệm trong năm qua trong việc “quản lý đại dịch để tránh các vấn đề trong hoạt động và logistic”.
Ông thừa nhận rằng việc gia tăng các trường hợp COVID trong nước sẽ gây khó khăn trong logistic và làm tăng nhẹ chi phí cho các nhà chế biến, tuy nhiên sản lượng dự kiến sẽ không giảm.
Doanh số bán lẻ bùng nổ ở Mỹ và châu Âu đã cho phép ngành tôm của nước này tiếp tục phát triển và giúp ngành này có thể cạnh tranh với các nước sản xuất lớn khác như Ấn Độ.
Quan trọng là biến thách thức lớn thành cơ hội. Camposano đồng ý rằng các nhà xuất khẩu tôm của Ecuador đã có thể thích ứng với nhu cầu, “phục vụ thị trường” theo yêu cầu của họ. Tuy nhiên, vẫn còn sớm để dự báo liệu Ecuador có tăng sản lượng tôm vào năm 2021 so với năm ngoái hay không.
Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia của Ecuador, còn được gọi là CNA, cho biết sản lượng tôm nuôi năm 2020 của nước này tăng 7-8% so với 650.000 tấn vào năm 2019.
Các nhà hàng mở cửa lại ở Mỹ và một số thị trường EU
Luna cho biết các đơn đặt hàng tôm Ecuador từ lĩnh vực dịch vụ thực phẩm đã tiếp tục trở lại khi quá trình tiêm phòng được tiến hành ở Bắc Mỹ và một số nước châu Âu.
Ông nói: “Mặc dù siêu thị là một kênh bán hàng tuyệt vời, sẽ tiếp tục phát triển, nhưng có những chuỗi nhà hàng đang chuẩn bị mở cửa trở lại và kênh bán hàng dịch vụ thực phẩm này sẽ sớm phục hồi.
Camposano chỉ ra rằng việc triển khai tiêm chủng nhanh chóng ở Mỹ và kích thích của chính phủ thúc đẩy sự phục hồi, đã giúp hồi phục lại các đơn đặt hàng từ lĩnh vực dịch vụ thực phẩm ở thị trường Bắc Mỹ. Ông cũng nhấn mạnh rằng tiêu thụ tôm ở thị trường đó đã tăng lên trong thời kỳ đại dịch.
Đa dạng hóa thị trường
Cho đến nay, XK sang Mỹ và châu Âu tăng mạnh đã bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu sang Trung Quốc, nơi nhiều lễ kỷ niệm và Tết Nguyên đán bị hạn chế ở Đông Á đã ảnh hưởng đến nhu cầu đối với thủy sản nhập khẩu. Trong những tuần gần đây, các đơn đặt hàng của Trung Quốc đã phục hồi một phần.
Dữ liệu thương mại mới nhất cho thấy, xuất khẩu tôm của Ecuador trong 3 tháng đầu năm nay (Q1) đã tăng 2% lên 166.000 tấn, sau khi xuất khẩu tăng 62% sang Mỹ và 15% sang châu Âu so với Q1 năm ngoái.
Theo dữ liệu từ CNA, nhu cầu cao hơn của Mỹ và châu Âu cũng giúp xuất khẩu trong tháng 3 tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái lên 62.300 tấn.
Giá tôm nguyên liệu tại trại nuôi chạm đáy trong quý IV / 2020 và đã tăng lên kể từ đó, đặc biệt là đối với tôm cỡ lớn và vừa, theo FAO.
Ecuador vẫn giữ vị trí là nhà xuất khẩu hàng đầu trong năm 2020 về khối lượng, mặc dù giá xuất khẩu thấp kỷ lục, chi phí hậu cần tăng và những thách thức khác, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc đối với các nhà chế biến xuất khẩu.
Theo số liệu của FAO, trong 3 quý đầu năm 2020, Ecuador đã tăng xuất khẩu sang 3 thị trường hàng đầu: Trung Quốc (tăng 7,9%), Mỹ (tăng 50%) và EU (tăng 20%). Theo phân tích của FAO, Ấn Độ mất thị phần do sản lượng giảm và cạnh tranh mạnh mẽ từ Ecuador về cả nguồn cung và giá cả.
Nguồn: Vasep