Thứ Ba, 5/03/2024, 11:00

Cận cảnh: Nuôi cá bằng… smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng hệ thống cảm biến (phần mềm của Công ty Tép Bạc ở TP.HCM) kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh cao cho 6 hộ nuôi cá chuyên canh trên địa bàn tỉnh.

Không chỉ hỗ trợ người nuôi cá quản lý tốt dịch bệnh và môi trường nước ao nuôi, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống cảm biến này còn được vận hành tự động, dễ dàng quản lý từ xa, người nuôi cá Vĩnh Phúc sẽ theo dõi các chỉ số thay đổi trên ứng dụng di động.

Ông Dương Văn Phương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Việc hỗ trợ ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh cao…

Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường còn giúp cho các hộ nuôi cá kiểm soát được các yếu tố môi trường nước tốt hơn, đồng thời, quản lý việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh một cách có hiệu quả hơn.

Nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật và có hệ thống cảm biến trợ giúp nên dù thời tiết diễn biến phức tạp, nắng mưa thất thường, đàn cá vẫn tăng trưởng nhanh.

Đây là một trong những bước đi đầu tiên nhằm hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản nói riêng và chuyển đổi số ngành nông nghiệp nói chung.

Ông Dương Văn Phương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc hướng dẫn nông dân nuôi cá áp dụng phần mềm mới vào chăm sóc cá.
Mô hình quản lý ao nuôi bằng thiết bị cảm biến tự động tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi trồng thủy sản thâm canh trên địa bàn tỉnh, nhưng bước đầu đã cho thấy những lợi ích, hiệu quả, tích cực về việc ứng dụng.
Nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật và có hệ thống cảm biến trợ giúp nên dù thời tiết diễn biến phức tạp, nắng mưa thất thường, đàn cá vẫn tăng trưởng nhanh. Đây là một trong những bước đi đầu tiên nhằm hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản nói riêng và chuyển đổi số ngành nông nghiệp nói chung.
Ông Dương Văn Phương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc hướng dẫn ông Trần Ngọc Thanh nông dân ở Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) sử dụng thiết bị thông minh để chăm sóc cá.
Ông Trần Ngọc Thanh nông dân ở Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) cho biết, sau khi áp dụng hệ thống mới của Công ty Tép Bạc vào chăm sóc cá, chúng tôi cảm thấy rất nhàn vì môi trường nước được kiểm soát và hệ thống cho cá ăn cũng đều tự động.
“Sau khi lắp đặt hệ thống mới, chúng tôi có thể đi làm ở xa hay có việc bận vẫn có thể điều khiển được thiết bị tự động thông qua smartphone giúp cá luôn khỏe, lớn nhanh”, ông Thanh tiết lộ.
Ông Phương cho biết thêm, sau gần 3 năm triển khai “Mô hình ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh”, đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 18 nông dân tham gia mô hình giúp cho công việc chăn nuôi cá hiệu quả có thu nhập cao hơn.
Ông Đào Duy Thảo (sinh năm 1974), chủ trại nuôi cá ở Yên Lạc ( Vĩnh Phúc) chia sẻ thông tin về các chỉ số môi trường được kiểm soát thông qua hệ thống cảm biến hiện đại tại gia đình.
Bộ cảm biến được lắp đặt trên bờ nhưng có thể điều khiển tự động thông qua điện thoại smartphone giúp người nuôi chủ động được việc kiểm soát môi trường nước hiệu quả.

Trần Quang

Báo Dân Việt