(Aquaculture.vn) – Trong quá trình nuôi, có thể gặp tình trạng tôm bơi trên mặt nước, mang tôm chuyển màu nâu hoặc đen, chân tôm bám đầy lông tơ, lột vỏ không được. Những biểu hiện trên có khả năng do môi trường không tốt, nhiều chất hữu cơ trong nước, hoặc tôm bị lây nhiễm một số vi khuẩn dạng sợi.
Tác nhân gây bệnh
Chủ yếu là vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor, ngoài ra có thể do một số vi khuẩn dạng sợi khác: Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thixothrix sp… Chúng có thể độc lập hay phối hợp với nhau gây bệnh ở mang, thân và các phụ bộ của tôm.
Các vi khuẩn dạng sợi này sống hoại sinh trong nước biển, cửa sông và có thể bám lên bề mặt ngoài của tôm gây bệnh, có khả năng phân giải kitin, xenlulose và nhiều hợp chất hữu cơ khác.
Dấu hiệu bệnh lý
Mang tôm chuyển màu đen hoặc màu nâu, các chân ngực và chân bơi có màu xám bám đầy lông tơ.
Khi bệnh nặng, mang tôm chuyển sang màu vàng, màu xám hoặc màu xanh bám nhiều lông tơ làm ảnh hưởng đến hô hấp. Tôm thường nổi đầu, dạt vào bờ và chết rải rác. Nghiêm trọng hơn làm tôm không lột xác được. Bệnh thường gặp ở ao nuôi có hàm lượng chất hữu cơ cao, mật độ nuôi dày