Cá tầm là loài thủy sản sống ở môi trường nước lạnh giống với cá hồi. Vì vậy cách chăm sóc cũng khác với những loại cá nước ngọt, nước lợ khác. Cá tầm thì đem lại kinh tế cao nhưng ngoài kỹ thuật nuôi ra bà con cần biết phòng bệnh cho cá, sau đây chúng tôi sẽ điểm qua các bệnh thường thấy trên cá tầm cũng như cách phòng và trị bệnh.
Cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho cá tầm
Để thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho cá tầm thì trước hết cần nuôi với mật độ thích hợp.
Nuôi cá này chủ yếu là nhập giống từ nước ngoài nên có thể là con đường mang mầm bệnh vào. Chính vì vậy khi nhập cá giống cần phải đảm bảo nguồn gốc chất lượng.
Cá tầm là loài chỉ sống được ở nguồn nước sạch. Chính vì vậy nên chọn địa điểm nuôi cá tầm ở những nơi có nguồn nước không bị ô nhiễm hóa chất công nghiệp hay nông nghiệp. Đặc biệt khi cho cá ăn nên chú ý dọn thức ăn dư thừa. Nên nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp để hạn chế bẩn nước ít.
Đối với lồng nuôi cần định kỳ vệ sinh hằng tháng, kiểm tra lồng lưới hay đáy lồng xem có bám thức ăn thừa hay dị vật gì hay không. Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng lồng nuôi.
Hằng ngày kiểm tra và theo dõi hoạt động của cá, nhận biết cá đang khỏe mạnh hay yếu đi. Nếu cá bơi giỏi, tập trung thành đàn, màu sắc rõ ràng, không bị thương tức cá đang khỏe mạnh. Nếu cá bơi chậm, màu nhạt dần, không tập trung tức cá đang có dấu hiệu lạ cần thăm khám ngay.
Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong quá trình nuôi cá, cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cá tầm, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Trời mưa cần cho cá ăn ít lại.
Các bệnh thường gặp trên cá tầm
Bệnh viêm ruột
Dấu hiệu
Cá tầm có biểu hiện bơi chậm, kén ăn. Thời gian đầu rất khó phát hiện ra. Hậu môn bị sưng, ấn bụng có dịch màu vàng chảy ra.
Nguyên nhân
Do vi khuẩn đơn bào mụn nước gây bệnh.
Phòng, trị bệnh
Để phòng bệnh cần bổ sung thêm vitamin C, vitamin E vào khẩu phần ăn của cá để tăng sức đề kháng. Phòng bệnh bằng tỏi cho vào khẩu phần ăn.
Điều trị bằng cách dùng Terramycin 2-6g hòa với nước rồi xả xuống hồ nuôi cá.
Bệnh nấm thủy mi
Dấu hiệu
Cá tầm có dấu hiệu bơi chậm, giảm ăn, có vết xước và có lớp màng trắng phủ bên ngoài vết xước.
Nguyên nhân
Do nấm thủy mi gây ra.
Phòng, trị bệnh
Bệnh này xảy ra do cá bị thương trong quá trình vận chuyển. Vì vậy khi vận chuyển cá giống phải hết sức cẩn thận tránh làm cá bị thương. Ngoài ra phải nuôi cá với mật độ hợp lý, cá giống thả nuôi có kích cỡ đồng đều.
Khi cá bị bệnh thì điều trị bằng cách tắm cá trong nước muối 15 – 20 phút.
Bệnh chấm đốm trắng
Dấu hiệu
Khi bị bệnh cá càng ngày càng gầy, ăn ít đi. Xuất hiện những đốm trắng trên thân cá, soi kính hiển vi càng quan sát được rõ hơn.
Nguyên nhân
Do trùng đốm trắng white-spot disease gây ra.
Phòng, trị bệnh
Phòng bệnh bằng cách đảm bảo lượng nước chảy và nhiệt độ.
Sử dụng formalin 50ml/m3 ngâm cá trong 30-60 phút liên tục 3 ngày, ngâm nước muối kết hợp magnesium sulfate 1,5% tròn 3 phút, nấu sôi 0,38g bột ớt và 0,15g nước gừng để xả xuống ao.
Bệnh rận cá
Dấu hiệu
Miệng, mang, gốc vây, hậu môn bị sưng đỏ là dấu hiệu của bệnh rận cá. Ngoài ra cá gầy đi, đầu to, da chuyển màu xám, bơi mất phương hướng.
Phòng, trị bệnh
Phòng bệnh cho cá tầm bằng cách luôn giữ gìn vệ sinh môi trường nước, nếu nuôi lồng phải thường xuyên vệ sinh lồng.
Khi cá bị bệnh phải cách ly và ngâm cá trong nước muối 20 – 30‰ đến khi rận rụng xuống.
Chúng tôi vừa hướng dẫn bà con cách phòng bệnh cho cá tầm. Ngoài chất lượng nước bà con cần chú ý đảm bảo chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng cho cá. Có như vậy thì cá mới khỏe mạnh, bán được giá, tăng thêm thu nhập được. Có nhiều trường hợp cá chết hàng loạt do nước nhiễm độc, vì vậy đảm bảo nguồn nước là yếu tố cần đặt lên hàng đầu.
Nguồn: Agri.vn