Thứ Ba, 5/07/2022, 8:54

Hội chứng đỏ đuôi ở tôm thẻ nguy hiểm như thế nào? TSV (Taura syndrrome inPenaeus vannamei)

Hội chứng Taura chính là tình trạng tôm thẻ đỏ đuôi mà bà con không ít lần bắt gặp trong ao nuôi của mình. Vậy Hội chứng Taura ảnh hưởng như thế nào? Những mẹo nhanh nhất phòng và trị bệnh trên tôm thẻ chân trắng? 

Dễ dàng nhìn thấy bệnh qua các triệu chứng sau

  • Bệnh Taura còn gọi là bệnh đỏ đuôi. Khi tôm bị bệnh cơ thể và các bộ phận khác có màu đỏ hoặc đen hồng, biếng ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc rúc vào ao, đìa nuôi tôm.
  • Gan tụy có màu vàng hơn bình thường, mang bị sưng, thường là tôm thẻ chết lúc lột xác.

Bệnh rất nguy hiểm với tôm thẻ, thời gian ủ bệnh ngắn và có thể gây chết đến 95% tôm.

Tôm chết hay chìm xuống đáy và 2 – 3 ngày sau nổi lên mặt ao và thấy nhiều tôm chết quanh bờ.

Tác hại gây bệnh đến từ đâu? 

  • Bệnh do một số tổ hợp mầm bệnh gồm vi khuẩn Vibrio harveae và 3 loại virus gây ra.
  • Bệnh Taura xuất hiện từ khi tôm nuôi được 2 tuần tuổi cho đến khi trưởng thành, đến giai đoạn lột xác và có khả năng cấp tính làm tôm èo uột, mềm vỏ, phá huỷ hệ tiêu hoá và khuếch tán, lan truyền rất nhanh.
  • Trong thực tế cho thấy, ít khi chỉ xuất hiện một bệnh trong ao nuôi, khi tôm bị bệnh thường thấy nhiều loại cùng một lúc như đốm trắng kết hợp với bệnh đầu vàng; bệnh Taura kết hợp với đốm trắng…Khi quan sát thấy triệu chứng của 2 bệnh cùng xuất hiện, thì hiện tượng tôm chết nhiều sẽ xảy ra nhanh.

Đối với Hội chứng Taura bà con nuôi tôm lưu ý phòng bệnh là giải pháp tốt nhất.

 

hoi-chung-taura-o-tom-the-chan-trang

Phòng và trị bệnh TSV

  • Hiện nay các nhà nghiên cứu đã sản xuất ra được tôm giống có khả năng kháng bệnh Taura. Bà con chú ý khi chọn tôm bố mẹ, tôm giống chất lượng tốt, sàng lọc cẩn thận các mầm bệnh, virus, có chứng nhận kiểm dịch.
  • Cải tạo và sát trùng ao nuôi cẩn thận trước khi thả tôm: sên vét và sát trùng đáy ao, phơi nắng đáy ao với vôi. Xử lý diệt khuẩn nguồn nước cấp vào ao, lọc qua lưới lọc cẩn thận.
  • Loại bỏ các vật chủ trung gian truyền bệnh như các loài giáp xác, nhuyễn thể.
  • Quản lý và theo dõi chặt chẽ môi trường ao nuôi, thường xuyên kiểm tra màu sắc, tình trạng sức khỏe của tôm để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh đầu tiên.
  • Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, các chế phẩm vi sinh hỗ trợ vào thức ăn tôm.
  • Sau khi thu tôm, phải dùng các thuốc diệt khuẩn để khử trùng môi trường nước, hạn chế lây nhiễm ra môi trường bên ngoài và những vụ nuôi sau.
  • Tôm phục hồi sau bệnh nếu có những vết sẹo trên vỏ kitin thì có khả năng mất hoàn toàn sau vài lần lột xác.
  • Hội chứng Taura do virus gây ra nên việc phòng bệnh là biện pháp tiên quyết. Khi tôm đã phát bệnh thì tất cả các bệnh pháp kiểm soát chỉ mang tính chất hạn chế thiệt hại.

Theo Chuyengiatom.com