Thứ Sáu, 17/03/2023, 11:00

Chất chiết lá cách đề kháng bệnh gan thận mủ trên cá tra

Lá cách giúp cá tra kháng được các bệnh

Cá tra là thủy sản xuất khẩu chủ lực của nhiều địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, sự thâm canh cá tra đã dẫn đến bùng phát dịch bệnh trên diện rộng và tỷ lệ tử vong cao. Để hạn chế dịch bệnh trong thủy sản, nhiều chất chiết thảo dược như lá cách được ứng dụng trong phòng và trị bệnh động vật thủy sản cho thấy kết quả rất khả quan vì chúng có tính kháng khuẩn, kháng stress, đồng thời kích thích sự tăng trưởng, thèm ăn, tăng cường hệ miễn dịch cho cá. 

Lá cách giúp cá tra kháng được các bệnh
Lá cách giúp cá tra kháng được các bệnh

Lá cách giúp cá tra tăng đề kháng

Nghiên cứu mới đây của Bùi Thị Bích Hằng và Trần Thị Tuyết Hoa (2021) cho thấy chất chiết từ lá cách (hay còn gọi là Vọng Cách, Bọng Cách) có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch đề kháng lại bệnh gan thận mủ trên cá tra.

Thí nghiệm bao gồm 3 nghiệm thức trong 8 tuần, sau đó cá được cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri. để đánh giá tỷ lệ sống, hệ thống miễn dịch trên cá tra.

– Nghiệm thức 1: Không bổ sung chất chiết lá Cách – NT1

– Nghiệm thức 2: bổ sung 2% (theo khối lượng khô) chất chiết lá Cách với nhịp bổ sung 2 tuần/tháng (tuần 1, 2, 5 và 6 – NT2).

– Nghiệm thức 3: 2% chất chiết lá Cách trong 4 tuần liên tục (tuần 1, 2, 3 và 4 -NT3)

Sau 8 tuần bổ sung lá cách, kết quả cho thấy cá ở các nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá cách theo các chu kỳ khác nhau đều gia tăng đáp ứng miễn dịch so với nhóm đối chứng.

Ảnh hưởng của chu kì bổ sung chất chiết lên hoạt tính đại thực bào của cá tra
Ảnh hưởng của chu kì bổ sung chất chiết lên hoạt tính đại thực bào của cá tra

Cá tra giống ăn thức ăn có bổ sung chất chiết lá cách theo các chu kỳ khác nhau cho thấy có sự gia tăng các chỉ tiêu huyết học và miễn dịch bao gồm hoạt tính lysozyme, hoạt tính bổ thể và hoạt tính đại thực bào so với nhóm đối chứng, đặc biệt là nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá theo nhịp cách khoảng 2 tuần.

Sau 8 tuần thí nghiệm, mật độ bạch cầu đơn nhân của cá ở các nghiệm thức dao động từ 38,04 đến 45,01 × 103 tế bào/mm3. Các nghiệm thức được bổ sung lá Cách đều có mật độ bạch cầu đơn nhân cao hơn và cao nhất ở NT 2 (45,01 × 103 tế bào/mm3) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng.

Sau 8 tuần thí nghiệm, các nghiệm thức được bổ sung chất chiết lá Cách đều có họat tính đại thực bào (46,39 – 52,3 %) đạt giá trị cao hơn nghiệm thức đối chứng (41,67%). Trong đó nghiệm thức 2 đạt giá trị cao nhất (52,3 %).

Cá nhiễm vi khuẩn E. ictaluri có dấu hiệu bơi lờ đờ, vây có dấu hiệu tưa rách, xuất huyết nhẹ, bụng trương nhẹ. Bên trong xoang bụng có dịch, gan, thận và tỳ tạng xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ li ti.

Ảnh hưởng của chu kì bổ sung chất chiết lên hoạt tính đại thực bào của cá tra
Ảnh hưởng của chu kì bổ sung chất chiết lên hoạt tính đại thực bào của cá tra

Ở các nghiệm thức bổ sung chất chiết lá Cách cho thấy sự tăng cường miễn dịch và thể hiện rõ ràng nhất thông qua tỉ lệ chết của cá, cá ăn thức ăn bổ sung chiết lá Cách theo nhịp 2 tuần/tháng cũng thấp hơn đối chứng chỉ có 28,6% (NT2), 33,3% (NT3) thấp hơn nhiều so với đối chứng 70%.

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ chết của cá cảm nhiễm sau 8 tuần thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm chỉ ra bổ sung 2% chất chiết lá Cách theo nhịp 2 tuần/tháng có khả năng tăng cường sức khỏe của cá và bảo vệ cá kháng lại vi khuẩn E. ictaluri là tốt nhất.

Kết quả từ nghiên cứu góp phần xây dựng quy trình phòng ngừa bệnh gan thận mũ trên cá tra hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh, năng cao nâng suất, tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân.

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Nguồn tepbac.com