Bệnh dịch trên tôm nuôi vẫn còn đang là một thách thức lớn cho ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn cầu, trong đó không ngoại trừ bệnh phân trắng đang là nổi lo lớn cho người nuôi tôm hiện nay ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản.
Kí sinh trùng Gregarine và những tác nhân cộng gộp?
Phân trắng là một trong những loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi thường bắt đầu từ thời điểm nuôi được 40 ngày trở đi. Phân trắng khó trị dứt điểm, bệnh xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào cách quản lý, mật độ nuôi, mức độ của bệnh và số lượng tôm nhiễm bệnh có sẳn trong ao nuôi. Bệnh không gây tôm chết đồng loạt nhưng sẽ ảnh hưởng về mặt năng suất cũng như chất lượng tôm nuôi.
Với mật độ nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng cùng với môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm thì mầm bệnh và tỷ lệ bệnh trên tôm nuôi cũng ngày càng tăng theo. Ngoài những nguyên nhân như môi trường nước nuôi bị ô nhiễm lắng tụ các chất mùn bã hữu cơ, tảo độc phát triển tôm ăn phải gây nên bệnh. Mà còn có tác nhân là kí sinh trùng Gregarine (thuộc nhóm nguyên sinh vật kí sinh trung gian trên động vật thân mềm hai mãnh vỏ và nhóm giun tơ) gây nên phân trắng cũng đang là vấn đề rất đáng quan tâm cho ngành công nghiệp nuôi tôm.
Ký sinh trùng Gregarine là gì?
Kí sinh trùng 2 tế bào Gregarine hay còn gọi là ký sinh trùng hai roi, chúng được phát hiện trong hầu hết trường hợp tôm nhiễm phân trắng khi kiểm tra đường ruột tôm dưới kính hiển vi.
Gregarine kí sinh trên thành ruột tôm gây tổn thương các biểu mô, tắc nghẽn ruột , tổn thương niêm mạc ruột do đó ruột tôm sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng. Cùng với đó các vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio luôn hiện diện trong môi trường nước gặp khi điều kiện môi trường thuận lợi sẽ xâm nhập vào cơ thể tôm để gây nên bệnh phân trắng.
Quá trình tiến triển bệnh phân trắng do kí sinh trùng Greratine trên tôm?
Khi tôm nuôi bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh tôm sẽ suy yếu, khả năng tạo kháng thể giảm, kết hợp với các nhân tố cơ hội khác tiếp tục tấn công khi tôm đã bị suy yếu, làm cho sức miễn dịch và khả năng đề kháng bệnh giảm đi dẫn đến tôm nhiễm bệnh nặng.
Tiếp đó kí sinh trùng Gregarine kí sinh đầy trong ruột làm tổn thương các biểu mô thành ruột, hư hại và làm thay đổi các cấu trúc cấu tạo bên trong khiến tôm không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thức ăn cũng như sự cạnh tranh giữa các lợi khuẩn trong đường ruột. Kết hợp cùng với các tác nhân cơ hội cộng gộp tấn công tiếp dẫn đến ruột tôm hư hại. Tiết dịch tiêu hoá kém dẫn đến sự lên men thức ăn trong quá trình tiêu hoá chuyển thối dẫn đến phân trắng.
Mặt khác, kết hợp với điều kiện thuận lợi các vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio cơ hội tấn công làm cho gan tuỵ sưng, giảm khả năng tiết dịch tiêu hoá, khi ruột hư hại dẫn tới quá trình lên men thối, gan nhạt màu mất chức năng tiêu hoá, hấp thụ, dữ trữ dinh dưỡng cũng như khả năng miễn dịch, chất chứa trong ruột có màu trắng đến vàng nâu dẫn đến phân trắng.
Bệnh phân trắng nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì tôm khả năng bắt mồi có thể trở lại bình thường, nhưng nếu cường độ bỏ ăn của tôm quá cao không xử lý kịp thì hiện tượng tôm chết rải rác ngày càng tăng cao. Trong trường hợp, tôm khỏi bệnh thì tốc độ tăng trưởng và hiện tượng tôm bị ốp thân là rất cao.
Như vậy, việc phòng bệnh được xem là phương pháp hữu hiệu nhất để giúp ngăn chặn bệnh phân trắng trên tôm nói riêng cũng như các bệnh trên tôm nói chung. Việc điều trị trên tôm đòi hỏi sự chẩn đoán thật chính xác về tác nhân gây bệnh thì mới có kết quả điều trị hiệu quả và nó cũng quyết định đến sự thành công trong nghề nuôi tôm.
Thiên An
Tepbac.com