Các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa (OIST) đã phát triển một hệ thống nuôi trồng mực có tiềm năng thương mại hóa.
Nhóm nghiên cứu của OIST đã thành công trong việc nuôi 10 thế hệ của mực Sepioteuthis lessoniana (còn được gọi là mực lá), trong khi các nghiên cứu khác chỉ đạt tối đa 7 thế hệ.
Trong 60 năm qua, các nhà khoa học đã cố gắng thiết lập nghề nuôi mực từ những thành tựu nhỏ nhất. Giáo sư Jonathan Miller của OIST, người đứng đầu đơn vị nghiên cứu cho biết, hệ thống mới được thiếp lập là một hệ thống hoàn toàn khép kín giúp nuôi mực theo cách hiệu quả và chi phí thấp, khả năng thương mại hóa cao, mặc dù thế thì vẫn cần giảm chi phí hơn nữa để cạnh tranh với mực đánh bắt tự nhiên.
Các nhà nghiên cứu đã tìm cách nuôi mực từ những năm 1960 nhưng không mang lại nhiều hiệu quả. Nguyên nhân được cho là đặc tính của mực, hung hăng, ưa thức ăn tươi sống và nhạy cảm với những biến đổi điều kiện môi trường sống. Có khoảng 450 loài mực được tìm thấy trên khắp thế giới. Từ những năm 2017, các nhà khoa học Nhật Bản tiến hành thí nghiệm trên mực lá có vây dày, hình bầu dục, được tìm thấy ở ngoài khơi tỉnh Okinawa, phía nam Nhật Bản. Nhóm nghiên cứu bắt đầu nuôi mực từ giai đoạn mới nở để mực quen với mồi không tươi sống, và điều chỉnh các loại thức ăn cũng như kích thước bể nuôi để giảm căng thẳng vào tạo điều kiện thích nghi tố hơn khi mực lớn lên. Cuối cùng, những nổ lực của họ cũng bước đầu thành công, với tỷ lệ mực sống sót sau 90 ngày đạt 90%. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, loài mực này đã được lai tạo ổn định qua 10 thế hệ mà không có vấn đề nào về di truyền.
Chi tiết về hệ thống OIST đã được trình bày tại Hội nghị Hội đồng Cố vấn Quốc tế Cephalopod năm 2018. Bài thuyết trình của OIST, có tiêu đề “Captive breeding of the oval squid (Aori-ika; Sepioteuthis sp.)” Đánh giá các bể chứa dòng chảy được sử dụng, việc sử dụng nhành cây làm chất nền để lắng đọng trứng, kiểm soát ánh sáng và thử nghiệm với môi trường bể và chế độ cho ăn khác nhau.