Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy vai trò của việc bổ sung methionine vào khẩu phần ăn nhằm tăng cường khả năng oxy hóa cho cá đù vàng.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy vai trò của việc bổ sung methionine vào khẩu phần ăn nhằm tăng cường khả năng oxy hóa cho cá đù vàng.
Methionine là acid amin giới hạn, trong khẩu phần ăn thường không cung cấp đủ. Nó có vai trò quan trọng trong các phản ứng methyl hóa. Nếu thiếu methionine trong khẩu phần ăn cá sẽ giảm tính thèm ăn, giảm tỉ lệ tiêu hóa và hiệu suất tăng trưởng kém.
Ngoài vai trò thiết yếu trong nhu cầu dinh dưỡng, nó còn là một khối xây dựng để tổng hợp protein và tăng trưởng của động vật. Methionine được chứng minh là nhân tố chính trong việc kiểm soát tình trạng oxy hóa.
Ngoài ra, methionine cung cấp cho con đường transulfu hóa dẫn đến tổng hợp các axit amin lưu huỳnh khác, đáng chú ý là cysteine. Cysteine là cần thiết để tổng hợp glutathione (GSH) và taurine, hai thành phần có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng oxy hóa tế bào và do đó chúng rất cần thiết để bảo vệ vật chủ chống lại stress oxy hóa.
Cá Đù Vàng (còn gọi là Cá Đỏ Dạ, Cá Sóc) được xem là một loài có giá trị kinh tế cao và được người dân ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao như chất đạm cao, chứa nhiều sinh tố và khoáng chất, bồi bổ Tỳ và Vị, giúp an thần, trị tiêu chảy, bồi bổ nguyên khí, và là món thực phẩm tốt cho người cao tuổi.
Một thử nghiệm cho ăn kéo dài 10 tuần đã được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của methionine trong khẩu phần (MET) đối với năng suất tăng trưởng, chuyển hóa lipid và chức năng chống oxy hóa gan ở cá đù vàng (Larimichthys crocea) được nuôi bằng chế độ ăn nhiều lipid (HLDs).
Cá đù vàng với trọng lượng trung bình ban đầu là 8,59g, được cho ăn với HLD cơ bản (lipid ở mức 18%) và được bổ sung Methionine với các nồng độ 0 (HL); 0,6 (HL/L-MET); 1,2% ( HL/H-MET) Methionine trong vòng 10 tuần.
Kết quả chỉ ra rằng khẩu phần methionine không ảnh hưởng đến tăng trọng, tốc độ tăng trưởng cụ thể và hệ số hiệu quả sử dụng thức ăn (P > 0,05). Việc bổ sung methionine trong cá đù vàng cũng không ảnh hưởng đến hàm lượng lipid toàn phần trong cơ thể (HL = 9,57, HL/ L-MET = 8,92 và HL/H-MET = 8,71%), gan (7,34 ,16,68 và 14,37%) và cơ (10,87 , 12,11 và 9,94%) (P> 0,05).
Tuy nhiên, bổ sung MET làm giảm kích thước và số lượng giọt lipid gan khi MET trong chế độ ăn uống tăng lên.
Trong khi đó, việc bổ sung methionine làm giảm tổng lượng cholesterol trong huyết thanh cao nhất là nghiệm thức đối chứng 2,65 mmol, 2,14 mmol (0,6%) và 1,91 mmol (1,2%), lipoprotein-cholesterol mật độ thấp lần lượt ở các nồng độ (0,27, 0,21 và 0,16 mmol/L) và triglycerid (4,80, 2,43 và 1,96 mmol / L) (P<0,05), nhưng tăng lipoprotein-cholesterol mật độ cao trong huyết thanh (0,68, 0,77 và 0,83 mmol/L) (P<0,05).
Bổ sung methionine đã điều chỉnh đáng kể sự biểu hiện mRNA của các gen liên quan đến quá trình oxy hóa axit béo trong ty thể (PPARα và CPT1) và stress ER (GRP78, ATF6α và CHOP) (P <0,05).
Hơn nữa, cho cá ăn chế độ ăn methionine làm giảm hoạt động của alanin transaminase và aspartate transaminase, hàm lượng malondialdehyde trong huyết thanh và gan, cũng như mức 8-hydroxydeoxyguanosine ở gan.
Điều thú vị là cho cá ăn khẩu phần methionine làm tăng hoạt tính chống oxy hóa tổng số của gan (P<0,05). Kết luận, chế độ ăn methionine đã cải thiện quá trình chuyển hóa lipid và tăng khả năng chống oxy hóa trong gan, nhưng không ảnh hưởng đến năng suất tăng trưởng ở cá đù vàng nuôi bằng HLDs.
Như Huỳnh
Tepbac.com.vn