Thứ Sáu, 31/03/2023, 10:00

Chim săn mồi: Vật chủ trung gian truyền bệnh trên cá

Chim săn mồi

(Aquaculture.vn) Các loài chim săn mồi gây ra mối đe dọa vô cùng lớn về phúc lợi và an toàn sinh học trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, cần có các biện pháp hạn chế tối đa sự xâm nhập các loài chim vật chủ trung gian truyền bệnh trên cá.

Chim săn mồi

Chim săn mồi vật chủ trung gian truyền bệnh

Chim săn mồi có thể gây sự lây lan mầm bệnh từ quần thể cá này sang quần thể cá khác. Virus gây hoại tử tụy truyền nhiễm (IPN), nhiễm trùng huyết do virus (HSV) và bệnh xuất huyết do virus mùa xuân trên cá chép (SVC) được biết là đã được phân lập từ mỏ hoặc thức ăn nôn ra vài giờ sau khi chim ăn cá bị nhiễm bệnh.

Đặc biệt quan trọng là các loài chim đóng vai trò là vật chủ cuối cùng của các nội ký sinh phổ biến ở cá nước ngọt, đặc biệt là sán lá (Digenea), sán dây (Cestoda) và giun tròn (Nematoda).

Digeneans là một phân lớp giun dẹp của lớp Trematoda. Giun dẹp ký sinh với một đầu hợp bào và thường có hai mút, một ở miệng và một ở bụng. Con trưởng thành đặc biệt ký sinh ở đường tiêu hóa, nhưng có thể xâm nhập vào bất kỳ cơ quan nào của tất cả các loại động vật có xương sống, bao gồm cả con người.

Chu trình sinh học của sán lá

Sán lá (Digenea) có vòng đời đa vật chủ và yêu cầu động vật thân mềm làm vật chủ trung gian đầu tiên của chúng trước khi lây nhiễm cho cá.

Hình 1. Vòng đời của Centrocestus formosanus (Trematode-Digenea)
Hình 1. Vòng đời của Centrocestus formosanus (Trematode-Digenea)

Mức độ nghiêm trọng của tổn thương cá phụ thuộc vào một số yếu tố

  • Loài cá
  • Kích thước của cá
  • Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng
  • Các loài ký sinh trùng
  • Cơ quan hoặc mô tổn thương

Centrocestus formosanus (Trematoda – Digenea)

  • Ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá.
  • Thúc đẩy sự phát triển của các ký sinh trùng khác và vi khuẩn nhiễm trùng thứ cấp.
  • Gây tỷ lệ tử vong cao khi đồng nhiễm virus (TiLV) trên cá rô phi.
  • Ấu trùng sán ký sinh ở mang cá gây kênh mang, cản trở hô hấp và nhiễm nặng có thể gây chết ở cá
Hình 2. Cá rô phi nhiễm kí sinh trùng Centrocestus formosanus
Hình 2. Cá rô phi nhiễm kí sinh trùng Centrocestus formosanus. Mang cá rô phi bình thường (trái) và mang bị nhiễm kí sinh trùng Centrocestus formosanus cao (phải).

Giun tròn (Nematoda)

Giun tròn là một ngành giun không phân đốt, được bao phủ bởi một lớp biểu bì dày và sống tự do hoặc ký sinh. Contracaecum là một chi giun tròn ký sinh, Anisakis cùng với các loài khác là nguyên nhân gây ra bệnh ký sinh trùng nghiêm trọng ở người do ăn cá sống.

Vòng đời của Contracaecum multipapillatum
Hình 4. Vòng đời của Contracaecum multipapillatum
Cá rô phi nhiễm kí sinh trùng Contracaecum multipapillatum
Hình 3. Cá rô phi nhiễm kí sinh trùng Contracaecum multipapillatum. Cá rô phi con nhiễm Contracaecum multipapillatum (trái); cá rô phi trưởng thành nhiễm nặng (phải)

Sán dây (Cestoda)

Cestoda là một lớp giun dẹp thuộc ngành bao gồm khoảng 4.000 loài, gần như tất cả chúng đều ký sinh. Chúng thường ký sinh trong đường tiêu hóa của động vật có xương sống.

Nhiễm Cestode ở gan cá rô phi. Ấu trùng (metacestodes) của Amirthalingamia macracantha trong gan cá rô phi
Hình 5. Nhiễm Cestode ở gan cá rô phi. Ấu trùng (metacestodes) của Amirthalingamia macracantha trong gan cá rô phi

Các biện pháp giảm thiểu các vấn đề do chim ăn cá gây ra

  • Các biện pháp ngăn chặn bằng âm thanh bao gồm tiếng ồn lớn (tiếng súng, tiếng pháo hoa), giọng nói của con người được ghi âm và các cuộc gọi khẩn cấp hoặc báo động. Một số loại tiếng ồn, chẳng hạn như tiếng ồn do xe cộ chạy qua, đã được chứng minh là không hiệu quả trong việc giảm số lượng chim săn mồi.
  •  Để giảm khả năng bị tấn công bởi các loài chim ăn cá, cách thiết thực nhất là xây dựng các rào cản vật lý.
  •  Thường xuyên đi lại kiểm tra có thể khiến các loài chim sợ hãi tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Việc kết hợp đi tuần tra và sử dụng các thiết bị âm thanh lớn cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này có thể tốn nhiều công sức vì nhu cầu tuần tra suốt ngày đêm. Vì lý do này, cần có hình nộm người kết hợp thiết bị nổ tự động và các thiết bị khác.

Biện pháp giảm số lượng nhuyễn thể (vật chủ trung gian) trong ao

  • Xử lý hóa chất: CuSO4 nồng độ 25ppm trong 72 giờ, rửa sạch thay nước trước khi thả cá.
  • Xử lý cơ học: nạo vét bùn đáy ao.
  • Kiểm soát sinh học: Thả cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) hoặc tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).

Biện pháp giảm giáp xác chân chèo (vật chủ trung gian) trong ao đất

  • Xử lý hóa chất: Naled-Bromex
  • Dimilin (diflubenzuron)
  • Kiểm soát sinh học: sử dụng cá ăn động vật phù du, chẳng hạn như cá mè hoa (Hypophthalmichthys nobilis).

Thu Hiền (Lược dịch)