Thứ Tư, 17/05/2023, 11:00

Chiến lược giảm tần suất cho ăn cải thiện hiệu quả sản xuất cá rô phi

Chiến lược giảm tần suất cho ăn cải thiện hiệu quả sản xuất cá rô phi

(Aquaculture.vn) Kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng thức ăn và lợi nhuận ròng được cải thiện mà không có tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, tỷ lệ sống hoặc sản lượng của cá so với chế độ cho ăn hàng ngày.

Cá rô phi và nhiều loài cá khác được nuôi ở các hình thức khác nhau, bao gồm nuôi thâm canh, với mật độ thả cao, phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp và thường yêu cầu sục khí cơ học cho ao; nuôi quảng canh, trong đó cá được thả với mật độ thấp, dựa hoàn toàn vào nguồn thức ăn tự nhiên trong ao; và hình thức nuôi bán thâm canh cá được thả với mật độ vừa phải, dùng phân bón để gia tăng thức ăn tự nhiên trong ao và bổ sung nguồn thức ăn từ bên ngoài, hiệu quả sản lượng có thể có thể tăng gấp bốn lần so với các hệ thống nuôi quảng canh.

Thức ăn là nguồn chi phí chính trong nuôi trồng thủy sản, chiếm tới 50-70% tổng chi phí sản xuất cá rô phi nuôi. Các phương pháp hạn chế lượng thức ăn có thể giúp giảm chi phí sản xuất cho người nuôi. Giảm khẩu phần thức ăn tới 50% bằng cách cho ăn cách ngày giúp cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn và lợi nhuận kinh tế của cá rô phi nuôi độc canh với mật độ từ 2-4 con/m2 mà ít ảnh hưởng đến tăng trưởng, tỷ lệ sống hoặc năng suất sản xuất.

Cơ chế cơ bản giải thích cách giảm tần suất hoặc các chiến lược cho ăn cách ngày có thể đạt được năng suất sản xuất tương đương với lượng thức ăn ít hơn vẫn chưa được hiểu rõ ở cá có vây. Một số ý kiến cho rằng trong thời gian nhịn ăn, hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng trong ruột về bản chất được tăng cường, dẫn đến việc hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn trong giai đoạn cho ăn tiếp theo. Ngoài ra, giảm tần suất cho ăn có thể thúc đẩy việc tìm kiếm thức ăn trong ao, dẫn đến chế độ ăn đa dạng hơn (ví dụ như tảo, ấu trùng côn trùng, sinh vật phù du), tăng cường tái chế chất dinh dưỡng trong ao.

Thiết lập thử nghiệm

Thử nghiệm tăng trưởng của cá rô phi được thực hiện tại Bangladesh Agricultural University, Mymensingh, Bangladesh. Cá rô phi đơn tính (trọng lượng trung bình 3,5g) được thả mật độ 5con/m2 trong ao 0,1ha, bón phân cho ao hàng tuần với tỷ lệ 28kg nitơ và 7kg phospho cho mỗi ha.

Các nghiệm thức bao gồm: (T1) cho ăn hàng ngày và bón phân trong ao hàng tuần; (T2) cho ăn cách ngày và bón phân trong ao hàng tuần; (T3) cho ăn 3 ngày/lần và bón phân trong ao hàng tuần; (T4) bón phân trong ao hàng tuần và không cho ăn và (T5) cho ăn hàng ngày và không bón phân trong ao hàng tuần, các thử nghiệm với 4 lần lặp lại. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp (30% prtein thô), ban đầu ở mức 10% và sau đó giảm xuống 3% trọng lượng cơ thể. Sau 12 tuần, cá được thu hoạch để đánh giá tỷ lệ sống và tổng sản lượng.

Kết quả và thảo luận

Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến năng suất và sinh trưởng của cá rô phi

Không có sự khác biệt về các thông số tăng trưởng hoặc tỷ lệ sống ở cá rô phi được cho ăn cách ngày so với cá được cho ăn hàng ngày. Đồng thời, cũng không có sự khác biệt đáng kể về chiều dài hoặc trọng lượng giữa các nhóm trong suốt thử nghiệm.

Hình 1. Chiều dài và trọng lượng của cá rô phi ở các nhóm thử nghiệm trong 12 tuần
Hình 1. Chiều dài và trọng lượng của cá rô phi ở các nhóm thử nghiệm trong 12 tuần

Bảng 1. Hiệu suất tăng trưởng và sản xuất cá rô phi trong thử nghiệm 12 tuần

T1 T2 T3 T4 T5
Trọng lượng ban đầu (g) 3.55±0.90 3.55±0.90 3.55±0.90 3.55±0.90 3.55±0.90
Trọng lượng cuối cùng (g) 127.63±2.75a 120.17±5.44a

 

85.10±11.13b 43.15±4.28c

 

129.53±8.59a
Tăng trọng (g) 124.08±2.75a 116.62±5.44a 81.55±11.13b

 

39.60±4.28c 125.98±8.59a
SGR (%/ngày) 3.14±0.02a 3.09±0.04a 2.78±0.12b

 

2.19±0.09c 3.15±0.06a
FCR 1.64±0.10c 0.93±0.09b 0.68±0.15a 1.61±0.10c
Tỷ lệ sống (%) 93.44±6.26a 91.66±8.00a 90.70±9.74ab 76.79±2.68b 97.71±2.11a

 

Tổng năng suất (kg/ha) 6,282.09±354.52a 5,837.84±527.83a 4,179.08±640.07b 1,950.35±233.89c

 

6,578.53±461.41a

 

Cá rô phi được cho ăn cách ngày đã cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) là thấp nhất đối với cá được cho ăn ba ngày/lần và có bón phân trong ao (T3), sau đó là chế độ (T2). Cá được cho ăn hàng ngày có FCR cao hay hiệu quả sử dụng thức ăn thấp (T1 và T5) vì các nhóm này có lượng thức ăn đầu vào lớn hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng tương tự như cá ở chế độ được cho ăn cách ngày (T2). Cá nuôi trong ao có bón phân và không cho ăn bổ sung (T4) có tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống thấp nhất.

Chất lượng nước ao và thành phần sinh vật phù du

Tất cả các thông số chất lượng nước ở các nhóm đều nằm trong phạm vi phù hợp cho sự phát triển phù hợp của cá trong ao nuôi. Amoniac cao nhất ở nhóm được cho ăn hàng ngày và có bón phân trong ao (T1) và thấp nhất ở nhóm chỉ bón phân (T4). Cả nitrite và nitrat đều cao hơn ở ao được bón phân (T1-T4) và thấp nhất ở ao không được bón phân và được cho ăn hàng ngày (T5). Mức oxy hòa tan cao nhất ở các ao T3 và T4 và thấp nhất ở các ao T1 và T5. Độ pH cao nhất ở T4 và thấp nhất ở T1-T3,T5.

Trong số những loài được xác định, sinh vật phù du từ các họ BacillariophyceaeChlorophyceaeEuglenophyceae, Rhodophyceae, Subphylum CrustaceaRotifera cũng được xác định trong cộng đồng vi sinh vật trong phân từ cá rô phi ở nghiên cứu này. Điều này cho thấy có thể cá rô phi đang tiêu thụ sinh vật phù du từ ao như một nguồn thức ăn bổ sung.  Không có sự khác biệt đáng kể về tổng số sinh vật phù du giữa các nghiệm thức.

Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến cộng đồng vi sinh vật đường ruột

Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá hệ vi khuẩn đường ruột bị thay đổi theo các chế độ cho ăn và bón phân có khả năng xác định các vi khuẩn có lợi cho sự phát triển và sức khỏe của cá rô phi.

Ngành prokaryote phong phú nhất được xác định trong tất cả các phương pháp điều trị là Firmicutes, thành viên quan trọng của hệ vi sinh vật đường ruột của nhiều động vật có xương sống. Tỷ lệ Firmicutes được xác định đã giảm cùng với việc giảm tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong các ao được bón phân. Sự gia tăng mức độ phong phú tương đối của Firmicutes có mối tương quan thuận với lượng calo hấp thụ ở cá xương. Tỷ lệ vi khuẩn Firmicute trong cá rô phi cao hơn ở các phương pháp điều trị được cho ăn hàng ngày trong ao được bón phân.

Quan điểm

Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc cho ăn xen kẽ trong ngày cùng với bón phân trong ao giúp giảm 50% chi phí thức ăn cho cá rô phi nuôi thương phẩm, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn lên 76% và ít ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, tỷ lệ sống hoặc năng suất của cá rô phi nuôi trong ao.

Thu Hiền (Lược dịch)