(Aquaculture.vn) – Môi trường biến động, thời tiết thay đổi thất thường làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của cá, dịch bệnh bùng phát khiến sản lượng giảm, giảm lợi nhuận của người nuôi, nhất là vào thời điểm giao mùa hằng năm. Đúc kết từ thực nghiệm tại các trại nuôi, Công ty TNHH Quốc Tế Long Thăng sẽ chia sẻ đến người nuôi giải pháp quản lý hiệu quả nuôi cá điêu hồng trong giai đoạn chuyển mùa.
Ở Việt Nam cá rô phi đỏ (Red Talapia), hay được gọi là cá điêu là đối tượng nuôi phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đối tượng này diễn ra hết sức phức tạp, nguyên nhân chính là do thoái hóa về chất lượng con giống; môi trường biến động và ô nhiễm; thời tiết thay đổi thất thường. Khi các yếu tố này kết hợp lại cùng lúc sẽ làm cho sức đề kháng của cá bị suy giảm, dịch bệnh bùng phát, khiến cho tỷ lệ sống thấp, sản lượng giảm, qua đó đẩy chi phí sản xuất tăng cao, làm giảm lợi nhuận của người nuôi, nhất là vào thời điểm giao mùa hằng năm. Thấu hiểu được những khó khăn của bà con nuôi cá điêu hồng đang gặp phải, Bộ phận Kỹ thuật ứng dụng của Công ty TNHH Quốc Tế Long Thăng trên cơ sở thử nghiệm thực tiễn lặp lại nhiều lần tại trại nuôi thực nghiệm Bến Tre đã đúc kết được “Giải pháp quản lý hiệu quả nuôi cá điêu hồng trong giai đoạn chuyển mùa”.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu và chia sẻ đến quý hộ nuôi, mong giải pháp kỹ thuật này có thể giúp cho vụ nuôi của quý vị được thuận lợi. Trong quá trình triển khai áp dụng bà con cần lưu ý các điểm chính sau đây:
1/ Lựa chọn nguồn giống và mật độ nuôi hợp lý
Con giống là yếu tố quan trọng quyết định rất lớn đến hiệu quả của vụ nuôi, nhất là trong những năm gần đây, tình trạng thoái hóa giống xảy ra ở nhiều đối tượng nuôi nói chung và trên đối tượng cá điêu hồng nói riêng. Vì vậy, bà con nên chọn mua con giống ở các cơ sở có uy tín để đảm bảo được chất lượng, đặc biệt là về tốc độ tăng trưởng cũng như khả năng đề kháng của giống khi dịch bệnh xảy ra, nhất là vào giai đoạn thời tiết giao mùa. Được biết, hiện bà con làng bè đang có xu thế đầu tư phát triển nuôi cá điêu hồng, trong khi thị trường lại khan hiếm nguồn giống F1 và chất lượng. Để giúp bà con có một nguồn giống tốt, giúp vụ nuôi thêm thuận lợi và thành công, năm 2020 Tập đoàn Thăng Long đã quyết định đầu tư trại sản xuất cá giống, với nguồn bố mẹ được Tập đoàn tự chọn lọc và lai tạo. Nguồn giống cá điêu hồng đơn tính F1 Thăng Long từ khi đưa ra thị thường đến nay đã tiêu thụ khắp cả nước và được người nuôi đã sử dụng đánh giá và khẳng định tốc độ tăng trưởng, sức đề kháng, tỷ lệ sống và tỷ lệ đực đều vượt trội hơn hẳn các nguồn giống trước đây họ từng sử dụng.
Mật độ nuôi cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như năng suất của mỗi vụ nuôi. Nếu mật độ nuôi quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh oxy, cá dễ bị stress liên tục cũng như khả năng cá nuôi bị cảm nhiễm với tác nhân gây bệnh rất cao, làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và tỷ lệ sống của đàn cá nuôi. Mặt khác, mật độ nuôi quá thấp sẽ làm cho năng suất vụ nuôi thấp, tăng chi phí sản xuất, điều này ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Do đó, cần chủ động điều chỉnh mật độ nuôi tuỳ vào từng mùa vụ cho phù hợp. Trong thời điểm giao mùa, chúng tôi khuyến cáo mật độ nuôi khi thả giống điêu hồng trên lồng, bè là từ 110-125 con/m3, kích cỡ cá thả nên chọn khoảng từ 40 gam/con trở lên.
2/ Giải pháp phòng bệnh
Trong giai đoạn giao mùa, những cơn mưa đan xen với những ngày nắng nóng là kiểu thời tiết đặc trưng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thậm chí những khu vực gần cửa biển còn chịu sự xâm nhập mặn, điều này có nghĩa yếu tố môi trường thay đổi liên tục và ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của cá nuôi. Đây cũng là giai đoạn thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển mạnh như: ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn và virus. Do đó, giải pháp phòng bệnh cho cá điêu hồng nuôi thương phẩm trong giai đoạn giao mùa mlà rất quan trọng. Để phòng ngừa bệnh cho cá nuôi được tốt, chúng ta cần tập trung vào việc vừa làm sạch môi trường, giảm mật độ mầm bệnh đồng thời vừa nâng cao sức đề kháng cho cá, dưới đây là những giải pháp phòng ngừa bệnh mà Quý bà con có thể tham khảo và áp dụng.
Xử lý môi trường định kỳ
Ngoại ký sinh trùng là tác nhân gây bệnh thường gặp chủ yếu trong các mô hình nuôi cá điêu hồng. Khi bị nhiễm ngoại ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của cá, thậm chí làm tổn thương vùng bề mặt ngoài da tạo cơ hội cho các tác nhân khác tấn công. Việc chú trọng xử lý môi trường nuôi định kỳ làm giảm mật độ mầm bệnh và loại bỏ các loài ký sinh trùng (trùng mỏ neo, trùng bánh xe, trùng quả dưa…) đeo bám vào các cơ quan bên ngoài của cá, đồng thời tiêu diệt các mầm bệnh khác như virus, vi khuẩn và nấm. Quý bà con có thể dùng sản phẩm LA KILBAC với liều lượng 1 lít/1.000 m3 hoặc LA ID99 liều lượng 1 lít/1.000 m3… là rất cần thiết. Chu kỳ xử lý trong giai đoạn này là 5-7 ngày/ lần. Mỗi loại tác nhân gây bệnh thường có độ mẫn cảm với các thành phần hoạt tính khác nhau, cho nên khi sử dụng bà con phải luân phiên sử dụng các sản phẩm cho mỗi chu kỳ xử lý để đạt hiệu quả xử lý tối ưu.
Tăng cường bồi dưỡng sức khỏe
Nhằm đảm bảo cá nuôi đủ đề kháng để chống chọi với những yếu tố bất lợi từ thời tiết, môi trường và mầm bệnh. Trong giai đoạn này nên tăng cường bổ sung: vitamin C, men tiêu hóa (LA YAKU liều dùng 5-10 ml/kg thức ăn, ENZY với liều 2-3 gam/kg thức ăn) và các sản phẩm hỗ trợ tăng chức năng cho gan cá (BOGACA liều dùng 5 gam/kg thức ăn)… Chu kỳ bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn này là định kỳ 2-3 ngày/tuần.
3/ Điều trị xử lý khi cá bị bệnh
Trong quá trình nuôi sẽ không thể tránh việc cá xảy ra tình trạng cá nuôi bị cảm nhiễm với tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và chẩn đoán đúng sẽ mang lại hiệu quả tích cực khi xử lý, giúp cá nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, giảm tỷ lệ hao hụt, rút ngắn thời gian nuôi và giảm giá thành sản xuất. Khi cá xảy ra tình trạng bệnh, để có phương án xử lý hiệu quả người nuôi cần kiểm tra kỹ các yếu tố:
- Biến động thời tiết, các chỉ tiêu môi trường.
- Kiểm tra lý lịch đàn cá, điều tra vấn đề dịch tễ học của khu vực xung quanh.
- Kiểm tra dấu hiệu bệnh lý xảy ra trên đối tượng nuôi
Sau khi kiểm tra và tìm ra nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng của cá, chúng ta cần có phương án kỹ thuật xử lý:
- Giảm lượng thức ăn hoặc cắt cữ không cho cá ăn hoàn toàn.
- Xử lý ký sinh trùng (nếu có), ổn định môi trường nuôi.
- Lựa chọn và sử dụng thuốc điều trị phải đảm bảo nguyên tắc: đúng loại, đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng thời gian.
- Theo sát tiến triển về môi trường, tình trạng cá sau khi dùng thuốc điều trị.
Phương châm cốt lỗi của Tập đoàn Thăng Long là “mang giá trị hiệu quả đến với người nuôi”, vì thế đội ngũ kỹ sư của Tập đoàn luôn không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và kịp thời đưa ra nhiều giải pháp nuôi hiệu quả cho từng đối tượng ở từng thời điểm, qua đó góp phần giúp vụ nuôi của bà con thêm thành công và đạt hiệu quả cao. Tập đoàn tin rằng, với cung cách phục vụ như vậy sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin yêu và ủng hộ của Quý khách hàng.
Đồng hành cùng Long Thăng – Hiệu quả nhất định tăng!
Lê Thanh Siêng