Thứ Hai, 7/06/2021, 14:00

Bệnh lở loét do nấm gây ra trên cá chẽm

Nghề nuôi cá chẽm được hình thành từ những năm 70 ở Thái Lan và được nhân rộng ra ở nước châu á như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Ngày nay cá chẽm được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, theo FAO (2006) tổng sản lượng nuôi cá chẽm trên thế giới tăng 37,4% so với năm 1990.

Ở Việt Nam nghề nuôi cá chẽm cũng bắt đầu phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi có được, nghề nuôi cá chẽm cũng đối diện với những khó khăn do bệnh dịch gây ra, trong đó bệnh lở loét ở cá khá phổ biến, bệnh do nhiều tác nhân gây ra, trong đó có thể kể đến là nấm gây bệnh.

Nguyên nhân

Bệnh lở loét là một bệnh khá phổ biến ở các loài thủy sản, bệnh do nhiều tác nhân gây ra nhưng chủ yếu là 2 tác nhân chính là vi khuẩn và nấm. Tuy nhiên ở mỗi tác nhân lại có những dấu hiệu khác nhau và cách chữa trị khác nhau. Đối bệnh do nấm có 2 loại nấm thường gây ra bệnh lở loét trên cá chẽm là nấm Aphanomyces và nấm hạt (Ichthyophonus, Dermocystidium).

Nấm hạt: là một trong những loại nấm chính gây ra bệnh lở loét ở các loài thủy sản có thể kể đến như cá chép, cá quả, cá chẽm, …  Các tế bào nấm thường thấy trong mô cá ở dạng hình cầu. Bào nang có đường kính từ 10-300 μm. Trong bào nang có một vài bào tử đến hàng trăm bào tử.. Nấm phát triển ở nhiệt độ 3- 20oC, tối ưu là 10oC, khi nhiệt độ ở mức 30oC nấm không phát triển

Hình 1. Hình thái của nấm hạt được mô phỏng lại dưới dạng bào nang.

Nấm Aphanomyces: Theo tạp trí khoa học tại trường đại học Nông Lâm Huế, đã có một nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định giống nấm gây bệnh trên cá chẽm gây ra bệnh lở loét ở cá và kết quả nuôi cấy phân lập đã xác định được giống nấm gây bệnh trên cá chẽm là Aphanomyces.

Hình 2. Hình dạng bào tử của nấm Aphanomyces
Triệu chứng

Nấm hạt Ichthyophonus: Khi cá nhiễm bệnh do nấm hạt gây ra, dấu hiện nhận biết được là xuất hiện các vết loét nhỏ và sâu trên thân cá. Nấm chủ yếu nội ký sinh nên khi giải phẩu nội tạng cá ở gan, tim, buồng trứng, … sẽ thấy các đốm trắng nhỏ.

Khi cá nhiễm nấm hạt do Dermocystidium, thì nấm hạt này thường ký sinh trên vây, dưới da và mang cá những chổ bị ký sinh sưng tấy màu hồng, có hình dạng khác nhau. Kích thước nấm hạt từ 1 – 2cm có khi lớn đến 10c. Xung quanh vết sưng tấy có các đốm viêm nhỏ chứa đầy các bào tử.

Hình 3: Nội tạng của cá khi bị nấm hạt ký sinh.

Nấm Aphanomyces: Dấu hiệu khi nhiễm bệnh như là cá bơi lờ đờ, tróc vảy, xuất huyết trên da, gốc vây, lở loét trên thân. Tuy nhiên khác với nấm hạt thì nấm Aphanomyces khi cá mắc bệnh thì xoang bụng cá không xuất huyết, tích dịch. Gan, lách, thận không có biểu hiện bệnh lý.

Hình 4. Dấu hiệu lở loét của cá khi bị nhiễm bệnh.
Phân bố

Bệnh phân bố hầu hết ở các vùng nuôi trên cả nước. Tuy nhiên ở Việt Nam cá chẽm được nuôi nhiều ở các tỉnh: Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế. Gần đây các tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình… cũng bắt đầu nuôi loài cá này. Nên bệnh xuất hiện nhiều ở các khu vực kể trên.

Phòng trị

Người nuôi cần lưu ý là các biện pháp sau chỉ phần nào làm giảm nguy cơ diễn biến của bệnh:

Theo tạp trí khoa học của trường đại học Nông Lâm Huế cho thấy với loài nấm Aphanomyces: Kết quả thử nghiệm thuốc trên môi trường nuôi cấy nấm cho thấy hydrogen peroxide (H2O2) ở nồng độ 250 ppm, 300 ppm và PVP iodine nồng độ 0,9 ppm, 1 ppm có khả năng ức chế sự phát triển của nấm. Sử dụng hydrogen peroxide nồng 300 ppm và PVP iodine nồng độ 1 ppm tắm cho cá bị bệnh do nấm Aphanomyces trong 30 phút có hiệu quả trị bệnh.

Đối với bệnh do nấm hạt gây ra: Chưa nghiên biện pháp phòng trị bệnh. Nhưng để phòng bệnh này không cho cá ăn thức ăn là động vật sống nhiễm nấm. áp dụng đầy đủ biện pháp phòng bệnh tổng hợp. dùng thuốc tim KMnO hoặc Formaline tắm cho cá giống phòng bệnh trước khi đưa vào nuôi.

Phòng trị

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên khi nuôi chúng ta hãy thực hiện thật tốt ở khâu phòng bệnh để có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho cá đạt được lợi ích kinh tế tối đa cho người nuôi bằng các cách sau:

– Chọn cá giống khỏe mạnh, không xây xát, dị hình, bệnh tật, không thả mật độ quá dày.

– Nguồn thức ăn chính được sử dụng trong nuôi cá biển là cá vụn, cá tạp. Đây chính là nguồn lây bệnh trực tiếp cho cá và làm ô nhiễm nguồn nước do thức ăn thừa gây ra. Cần quản lý thức ăn thật tốt và không sử dụng thức ăn đã ươn, thối.

– Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường, vệ sinh lồng bè. Khi môi trường thay đổi, nước biển nhớt hoặc có váng, người nuôi cần có biện pháp vệ sinh, phòng ngừa bệnh ngay.

– Sử dụng thuốc và hóa chất để phòng ngừa bệnh cũng là phương pháp hiệu quả.

–  Khi phát hiện cá chết do dịch bệnh, cần vớt cá chết ra khỏi lồng bè và xử lý cẩn thận; tránh vứt cá chết ra khu vực nuôi, ao, hồ để tránh lây lan dịch bệnh ra môi trường bên ngoài.

Tài liệu tham khảo

Tạp trí khoa học đại học Nông Lâm Huế: http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/TCKHDHH/article/view/2162

Bùi Quang Tề, 2009. Bệnh Học Thủy Sản. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I

Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản – số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang : http://ntu.edu.vn/Portals/66/Tap%20chi%20KHCNTS/So%202-2008/So%202.2008_03%20Do%20Thi%20Hoa.PDF

KLTN Trường đại học Nông Lâm Huế nghiên cứu về chiệu chứng lở loét trên cá chẽm: https://text.123doc.org/document/1410840-nghien-cuu-hoi-chung-lo-loet-tren-ca-chem-lates-calcarifer-nuoi-tai-thua-thien-hue.htm

bởi Mạnh Kha
Nguồn: Tepbac