Độ mặn của nước có ảnh hưởng đến sự phát triển buồng trứng của cua biển trong điều kiện nuôi nhốt hay không. Trả lời câu hỏi này sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển và cải thiện việc nuôi vỗ cua ở các trại sản xuất giống.
Cua biển có thể đẻ quanh năm dọc bờ biển Nam Trung Bộ Việt Nam có nhiệt độ trung bình năm cao. Đỉnh sinh sản là từ tháng 2 đến tháng 3 và từ tháng 7 đến tháng 8. Ở phía Nam, cua biển bắt đầu di cư từ vùng nước lợ đến nước biển từ tháng 7 đến tháng 8 và cao điểm mùa sinh sản là từ tháng 10 đến tháng 2 (miền Bắc Việt Nam) và từ tháng 4 đến tháng 7 (miền Trung và Nam Việt Nam). Cua có xu hướng di cư đến nơi có độ mặn cao hơn để giao phối và sinh sản.
Sự giao phối cũng có thể xảy ra ở những nơi có độ sâu nước ít nhất là 0,5 m và độ mặn là 30-35. ppt. Vài ngày trước khi lột xác, con cái tiết ra một loại hormone để thu hút con đực. Con đực tóm lấy con cái và sau đó chúng di chuyển cùng nhau trong vài ngày. Sự giao phối diễn ra đúng sau khi con cái lột xác (vỏ mềm). Con đực lật ngược cơ thể con cái, mở ra và ấn vào bụng của nó. Cơ quan giao phối của con đực được đưa vào trong lỗ hở của con cái trên xương ức.
Sinh học sinh sản của giáp xác nói chung và cua biển nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như pH, oxy hòa tan và chất dinh dưỡng, đặc biệt độ mặn cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng. 17b-estradiol đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý sinh sản thông qua việc áp dụng con đường truyền tín hiệu của thụ thể estrogen bao gồm tổng hợp vitellogenin.
Một mối tương quan đã được quan sát giữa nồng độ 17b-estradiol và sự phát triển của tuyến sinh dục ở giáp xác và một mối tương quan cũng đã được chứng minh mức độ dao động vitellogenin và nồng độ 17b-estradiol trong quá trình trưởng thành buồng trứng. Do đó, vấn đề đặt ra là mức độ 17b-estradiol ở cua biển cái có bị ảnh hưởng của độ mặn hay không thông qua sự phát triển của buồng trứng.
Ở các độ mặn 10, 20, 30 ppt thì không có mối tương quan đáng kể giữa nồng độ hormone 17b-estradiol và độ mặn. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa kích thước đường kính noãn bào và độ mặn. Cụ thể, ở độ mặn 20 ppt là độ mặn tốt nhất để kích thích buồng trứng cua biển trưởng thành và phát triển so với hai độ mặn 10 ppt và 30 ppt. Tỷ lệ trưởng thành buồng trứng ở giai đoạn 4 được sinh ra ở 60 ngày. Độ mặn 30 ppt tạo ra ít buồng trứng ở giai đoạn 4 nhất, chứng tỏ rằng đó là điều kiện ít thích hợp nhất cho sự trưởng thành của cua cái trong điều kiện nuôi nhốt, điều này tương tự như những gì đã được quan sát thấy trong môi trường hoang dã là cua biển trưởng thành có liên quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi độ mặn thường dưới 30 ppt.
Độ mặn có thể là yếu tố môi trường điều hòa tiêu cực các hormone ức chế trong cơ quan X (còn gọi là hormone ức chế tuyến sinh dục – GIH hoặc hormone ức chế vitellogenogen – VIH), từ đó kích thích sự hình thành vitellogen và đẩy nhanh quá trình trưởng thành buồng trứng của cua biển. Dựa trên nghiên cứu hiện tại, 17b-estradiol, không phải là yếu tố phù hợp để tương quan trực tiếp với các mức độ mặn khác nhau. Tuy nhiên, độ mặn có thể ảnh hưởng đến sự trưởng thành của buồng trứng.
Nồng độ 17b-estradiol có thể cũng khác nhau tùy thuộc vào sự trưởng thành của tuyến sinh dục cua nhưng không thay đổi trực tiếp dựa trên độ mặn. Vì vậy, kết quả này cung cấp thông tin liên quan đến độ mặn nước tối ưu cho sự trưởng thành buồng trứng và sự phát triển của của cái trong điều kiện nuôi nhốt. Tối ưu độ mặn là 20 ppt, tiếp theo là 10 ppt và cuối cùng là 30 ppt.
Trên cơ sở đó, một khuyến nghị là nuôi cua cái với độ mặn 20 pp và tiêm hormone 17b-estradiol có thể là phương pháp thiết yếu để kích thích sự trưởng thành buồng trứng của cua biển trong điều kiện nuôi nhốt và tạo ra cua cái có quả tăng trưởng tối ưu. Những kết quả này có thể hỗ trợ sự phát triển và cải thiện thực hành quản lý cua bố mẹ ở các trại sản xuất giống dựa trên độ mặn nước tối ưu cho sự trưởng thành buồng trứng.
Hồng Huyền
Nguồn: Tép Bạc