Cho ăn
Thông thường, cá lóc được ăn cá tạp hoặc thức ăn tự chế gồm thành phần chủ yếu là cá tạp. Tuy nhiên, những loại thức ăn này dẫn đến nhiều vấn đề về dịch bệnh và chất lượng nước. Năm 2008, Công ty Công nghệ Sinh học Hinter, Quảng Đông, Trung Quốc đã phát triển thức ăn nổi ép đùn cho cá lóc ở Việt Nam. Kết quả, hầu hết nông dân chuyển sang thức ăn nổi, ép đùn. Cùng đó, thức ăn ép đùn chứa 38 – 41% protein thô được xây dựng công thức với hàm lượng cao bột cá nhập khẩu từ Peru và Chilê. Tỷ lệ biến đổi thức ăn (FCR) là 1,24 – 1,31. Nuôi cá vẫn mang lại lợi nhuận vì giá cá tương đối cao (1,6 USD/kg). Hiện nay, thậm chí FCR thấp hơn khoảng 1,1 – 1,4 thì nông dân cũng phải chật vật mới đạt lợi nhuận tốt.
Thức ăn nổi ép đùn có kích thước 4 – 9 mm cho các cỡ cá 50 – 800 g. Tỷ lệ cho ăn bắt đầu từ 9 – 10% với cá 3 kg; 1,4 – 1,6% cho cá hơn 500 g. Trong một vụ nuôi, 56% thức ăn được sử dụng gồm thức ăn có kích cỡ lớn nhất. Trong vụ nuôi 180 ngày, cá tăng trưởng mạnh sau 120 ngày, từ 300 g lên 800 g chỉ trong 60 ngày.
Nuôi cá lóc gặp nhiều khó khăn, trong đó có biến dạng xương, tỷ lệ này trong một số trường hợp là 5 – 20% cả đàn. Một vấn đề khác là khả năng kích thích tính thèm ăn của thức ăn đối với vật nuôi để tránh thức ăn thừa gây ô nhiễm ao; bệnh gan nhiễm mỡ, viêm ruột và kiểm soát chất lượng nước kém. Sau cùng, nuôi thâm canh và cho ăn quá tay để thúc cá lớn nhanh hơn và rút ngắn thời gian nuôi.
Quản lý dịch bệnh
Hơn 6 năm qua, Tập đoàn Thăng Long đã tiến hành nghiên cứu về dinh dưỡng, dịch bệnh và sức khỏe cá lóc tại các trung tâm R&D thuộc tỉnh Sóc Trăng. Trung tâm đã thực hiện 200 thử nghiệm về dinh dưỡng tôm và cá. Với cá lóc, nghiên cứu chỉ ra rằng, cá cần được cung cấp 51,6 – 56% protein khi thành phần béo là 12%. Cá lóc cần hàm lượng béo cao tới 15% khi lượng protein là 45%. Về axit amin, nhu cầu methionine 2,84% và lysine là 7,31% protein dinh dưỡng.
Nghiên cứu dinh dưỡng để thay thế bột cá mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá rất quan trọng. Theo Tập đoàn Thăng Long, bột gia cầm có khả năng thay thế phù hợp cho bột cá trong nuôi cá lóc và có thể giảm chi phí thức ăn. Kuah et al. đã chỉ ra cá lóc có thể ăn dầu thực vật (dầu hạt lanh hoặc dầu ngô và hỗn hợp cả 2) bằng cách điều hòa các gen di truyền fads2 và Elovl5. Một thách thức nữa là đặc tính kích thích tính thèm ăn của thức ăn đối với vật nuôi. Thức ăn kém thu hút khiến vật nuôi chán ăn và tăng trưởng chậm. Nghiên cứu trên nhiều chất dẫn dụ thức ăn, Tập đoàn Thăng Long nhận thấy một số chất dẫn dụ có thể làm tăng lượng ăn trong khi các chất khác lại tác động tích cực ở ngay giai đoạn khởi đầu nhưng hiệu quả tiêu cực ở giai đoạn sau và cũng có những chất không tạo tác động nào.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biến dạng xương như chất lượng nguyên liệu thô, premix, vitamin kém chất lượng, lượng phốt pho kém cũng như các yếu tố di duyền và ô nhiễm kim loại nặng. Biến dạng xương ảnh hưởng đến giá thị trường và có thể giảm 20% khi mức độ biến dạng xương nghiêm trọng. Chiến lược của Tập đoàn Thăng Long là nghiên cứu và phát triển các loại thức ăn tốt nhất cho cá lóc để giải quyết tất cả những vấn đề trên. Cụ thể, ngăn chặn biến dạng xương và đảm bảo lợi nhuận tốt cho nông dân.
Giảm chi phí
Hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ về bệnh đốm trắng trong nuôi cá lóc, Tập đoàn Thăng Long đã phân lập 31 vi khuẩn gram âm. Phân tích PCR vi khuẩn cho thấy 100% mẫu phân lập tương tự Aeromonas schubertii. Thử nghiệm gây nhiễm dịch bệnh cho thấy liều gây chết 50% (LD50) của vi khuẩn phân lập nằm trong khoảng 6.6 – 8.1x 103 CFU/ml và quan sát thấy u hạt tròn trong gan thận và lá lách của cá lóc.
Nghiên cứu phát triển chất bảo vệ gan ruột cá để cải thiện sức khỏe gan và đường ruột thành công. Khi bổ sung vào thức ăn, nhận thấy sự cải thiện không bào vacuolation trong gan và cấu trúc vi nhung mao khỏe mạnh trong đường ruột. Tập đoàn Thăng Long đã phát triển chương trình toàn diện về nuôi cá chép để cải thiện sức khỏe và hiệu suất tăng trưởng. Sử dụng chất bảo vệ gan và sức khỏe đường ruột BOGACA – thức ăn được lên men, để ổn định chất lượng nước và các sản phẩm SPS xử lý nước đều được các chuyên gia kỹ thuật khuyên dùng.
TS Haibin Hu
Nghiên cứu và phát triển thủy sản Tập đoàn Thăng Long