(Aquaculture.vn) – Trong sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm, nấm và vi khuẩn có hại là nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi. Đặc biệt như nấm đồng tiền (nấm chân chó) trong các ao nuôi lâu năm, nấm gây dính chân trong sản xuất giống… và vi khuẩn có hại gây bệnh cho tôm nuôi.
Nguyên nhân
Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Địa y là sự cộng sinh giữa các sợi nấm và những sinh vât có khả năng quang hợp (tảo hoặc vi khuẩn quang hợp). Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường bám chặt vào bạt, đất, đá, nhá cho ăn và các dụng cụ trong ao nuôi. Chúng thường xuất hiện ở những vùng có độ mặn cao, ở các ao nuôi lâu năm, ao không được cải tạo kỹ. Cùng với sự dư thừa chất hữu cơ, tảo nở hoa hay tảo tàn làm kích thước nấm tăng lên nhanh chóng.
Nấm gây dính chân tôm giống thường xuất hiện ở giai đoạn Zoea 2. Khi nước cấp vào bể ương chưa được xử lý kỹ, cho ăn tảo khô quá sớm hoặc kiểm soát lượng tảo cho ăn không chặt chẽ dẫn đến dư thừa chất hữu cơ, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Ngoài môi trường nước và bùn đáy ao, những nơi nấm bám vào cũng là nơi cư trú cho các loài vi khuẩn có hại gây bệnh cho tôm nuôi.
Tác hại
Nấm đồng tiền có mùi tanh rất hấp dẫn với tôm nên tôm dễ dàng ăn phải các cá thể nấm này. Khi vào trong đường ruột, nấm sẽ sản sinh ra độc tố gây bệnh đường ruột làm tôm bỏ ăn, từ đó tôm ốp thân, còi cọc, chậm lớn và có thể chết.
Ở giai đoạn Zoea 2, khi bị nấm gây dính chân, ấu trùng tôm sẽ không thể di chuyển để bắt mồi, không thể chuyển giai đoạn dẫn đến chết.
Khi tôm ăn phải các cá thể nấm có vi khuẩn cư trú, các vi khuẩn có hại này sẽ là tác nhân cơ hội gây bệnh khi tôm đã bị bệnh đường ruột, gây thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi.
Cách xử lý
Đối với các ao đã từng bị nhiễm nấm đồng tiền, thì bắt buộc khâu tẩy nấm và tiêu diệt bào tử nấm cần được chú trọng và xử lý một cách triệt để trước khi thả tôm, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước nhằm ức chế vi khuẩn có hại và bổ sung lợi khuẩn cho môi trường.
Đối với ao nuôi đang có tôm:
- Phải đặc biệt lưu ý khi dùng biện pháp cơ học như chà, tẩy các cá thể nấm, vì khi làm việc này có thể vô tình làm cho các bào tử nấm phát tán mạnh hơn và các cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải.
- Giảm và kiểm soát lượng thức ăn cho ăn, bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ hệ tiêu hóa tôm.
- Nâng cao độ đục hoặc mực nước nhằm làm giảm ánh sáng, ngăn cản cản sự quang hợp của nấm sẽ làm nấm chết.
- Tăng cường quạt nước, sục khí.
- Tránh cho ăn gần bờ.
Biện pháp sinh học: bổ sung chế phẩm vi sinh ức chế nấm và vi khuẩn có hại.
Đối với nấm gây dính chân ấu trùng ở giai đoạn Zoea 2:
- Xử lý kỹ nguồn nước cấp vào bể ương.
- Kiểm soát chất lượng thức ăn và lượng cho ăn để hạn chế chất hữu cơ dư thừa.
- Quản lý chặt chẽ môi trường nước trong bể ương.
- Định kỳ siphon đáy. Biện pháp sinh học: dùng chế phẩm vi sinh xử lý nguồn nước cấp và môi trường nước trong quá trình ương nhằm ức chế vi khuẩn có hại và bổ sung lợi khuẩn để xử lý lượng chất hữu cơ dư thừa trong bể.
Đề xuất giải pháp từ Thái Nam Việt
Nấm và vi khuẩn có hại gây thiệt hại không nhỏ cho vụ nuôi và rất khó để xử lý nếu đã bị nhiễm. Việc phát hiện sớm nấm xuất hiện trong ao sẽ giúp cho việc xử lý nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Sử dụng chế phẩm sinh học để khống chế nấm và vi khuẩn mang lại hiệu quả cao và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho ấu trùng và tôm nuôi, hạn chế được tổn thất cho vụ nuôi.
AQ-6S Vi sinh chuyên xử lý chất hữu cơ dư thừa – ức chế triệt đển Vibrio spp., với các loài vi khuẩn như Bacillus subtilis, B. pumilus, B. amyloliquefaciens… |
|
SLUDGE REMOVER TABLET Vi sinh dạng viên nén chuyên xử lý nhớt bạt – ức chế nầm đồng tiền sau 24 – 48h với các chủng vi khuẩn hoạt lực mạnh như B. amyloliquefaciens B.subtilis |
Thái Nam Việt