Thứ Ba, 22/11/2022, 10:54

AEC – Copeflock 63: Mô hình tiết kiệm chi phí, giảm mầm bệnh, hạn chế phân trắng

(Aquaculture.vn) – Ngành nuôi tôm Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, hiện nay vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, ô nhiễm môi trường dẫn tới rủi ro cho người nuôi là rất lớn. Đứng trước thực trạng này, sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển ứng dụng mô hình rộng rãi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, AEC – Copeflock 63 đã trở thành mô hình chủ lực của Âu Mỹ – AEC. Mô hình đã và đang làm tốt vai trò của nó mang lại giá trị bền vững đồng thời góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, tái tạo lại hệ sinh thái tự nhiên vốn có.

Cũng tại Cà Mau, Công ty Âu Mỹ AEC đã công bố mô hình AEC – Copeflock 63 dành cho các hộ chăn nuôi. Với mục tiêu 6 giảm – 3 tăng; 6 giảm là: giảm hóa chất sử dụng, giảm lượng bùn ô nhiễm, giảm điện năng tiêu thụ, giảm thời gian nuôi, giảm lượng phân thải ra, giảm rủi ro; 3 tăng là: tăng lợi nhuận kinh tế, tăng tỉ lệ thành công,  tăng tính bền vững.

Thăm tôm áp dụng mô hình AEC – Copeflock 63

Với mong muốn giúp đỡ 50.000 hộ nuôi thủy sản phát triển kinh tế bền vững bằng các giải pháp hiệu quả và thân thiện, Công ty đang tiến hành triển khai ứng dụng mô hình tại nhiều nơi ở ĐBSCL. Mô hình AEC – Copeflock 63 ứng dụng công nghệ nuôi tôm mới nhất mang lại hiệu quả và thân thiện môi trường, sử dụng hệ vi sinh có lợi kết hợp giá thể để gây thức ăn tự nhiên như copepod, động vật phù du, trùn chỉ,  moina (trứng nước), rotifer giúp giảm thức ăn công nghiệp và cải tạo môi trường ao nuôi, tăng sức đề kháng cho tôm, kiểm soát tốt khuẩn có hại như Vibrio parahaemolyticusharveyi…, giúp tôm ngừa được nhiều bệnh như EMS/AHPND (bệnh chết sớm/gan tụy cấp),  EHP (vi bào tử trùng), phân trắng giảm rủi ro cho người chăn nuôi.

Ông Lê Thanh Thiết – Giám đốc điều hành cho biết, hiện tại mô hình AEC –  Copeflock 63 áp dụng tại Farm Tuấn Nghị, huyện Cái Nước là mô hình hoàn thiện nhất, mô hình mẫu để giới thiệu cho các hộ nuôi khác. Bí quyết thành công của mô hình là sử dụng triệt để hệ vi sinh có lợi trong môi trường nước, nắm bắt được điểm này nên mô hình tại Farm Tuấn Nghị đã thành công đi qua 5 vụ nuôi với tỷ lệ 80 – 90%.

Ông Nghị chia sẻ: “Đa số người dân đến xem và học hỏi mô hình điều hoài nghi về tính hiệu quả của nó. Bởi vì, mô hình mang nhiều giá trị bền vững, nhiều ưu điểm thì sao có thể tiết kiệm chi phí. Nhưng tôi khẳng định, mô hình AEC – Copeflock 63 thật sự tiết kiệm chi phí do đã sử dụng được toàn bộ hệ vi sinh có lợi trong môi trường nước. Điển hình như gần nhất, ao có diện tích 1.500m2 được thả với mật độ 110 con/m2. Sau 69 ngày nuôi, tôm đạt size 70 con/kg tỷ lệ đạt 85%.

Thu tôm áp dụng mô hình AEC – Copeflock 63

Trong điều kiện hộ nuôi eo hẹp tài chính, thiếu chi phí đầu tư, cơ sở hạ tầng, nguồn điện yếu hoặc ao lắng cấp nước nhỏ, kể cả không có mô hình vẫn đáp ứng được tốt và dễ dàng ứng dụng. Kiểm soát pH, sử dụng vi sinh đều đặn để khống chế tảo, làm ức chế vi khuẩn có hại tạo ra môi trường sạch và ổn định cho tôm có thể nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó, việc bổ sung khoáng đa – vi lượng giúp duy trì và phát triển các động vật phù du và đảm bảo đủ lượng thức ăn cho tôm giai đoạn 15 đến 20 ngày đầu không cần sử dụng thức ăn công nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí và tăng sức đề kháng cho tôm. Cụ thể, với 100.000 post thả 15 ngày đầu nếu ăn thức ăn khoảng 100kg hết 3.5 triệu, trong khi đó việc gây thức ăn tự nhiên tốn khoảng 1.5 triệu, giảm hơn 50% chi phí, ngoài ra sức đề kháng và tốc độ phát triển tôm vẫn tốt hơn.

Từ mô hình tiên phong AEC – Copefloc 63 tại Farm Tuấn Nghị, đến nay, trên địa bàn Cà Mau đã được nhân rộng. Để nhân rộng mô hình này cần khuyến khích tinh thần tự cường của nông dân. Bởi vì, người dân muốn nuôi theo mô hình này chỉ cần kiến thức cơ bản nhưng lại cần tinh thần tự cường, tự lực cao. Đồng thời người dân cần nỗ lực học hỏi khi áp dụng mô hình mới.

Âu Mỹ AEC

 

Mọi chi tiết vướng mắc, bà con vui lòng liên hệ tới Hotline của Công ty: 0855 678 679 hoặc truy cập Website: https://AECaqua.com để liên tục cập nhật những thông tin mới nhất từ Âu Mỹ – AEC.