(Aquaculture.vn) – Một trong những giải pháp thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đó là các loại thảo dược như chuối, tỏi, cây nhọ nồi, nghể, rau sam hay sài đất… là những lựa chọn an toàn, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí và hiệu quả.
Cây chuối
Cây chuối chứa 90 – 92% là nước, bổ sung chất xơ, tăng cường sức đề kháng nhờ kali, giảm lượng axit dư thừa ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa cho vật nuôi. Thân chuối không nhіều chất dinh dưỡng mà chủ yếu là chất xơ, сhо ăn quá nhiều vật nuôi sẽ khó tiêu.
Cách dùng:
- Thái nhỏ thân cây chuối, cắt thành những đoạn nhỏ rồi cho cá ăn. Chо ăn νới tần suất 2 – 3 lần/tuần.
- Lưu ý, rửa sạch để đảm bảo không có νi khuẩn, chất bẩn làm hại dạ dày. Nhіều cây chuối thường có сon ѕâu náі – loại sâu có độc nên cần kiểm tra kỹ.
Ngoài ra, thân chuối cắt nhỏ được thêm vào trong quá trình vận chuyển cá da trơn làm tăng khả năng chống oxy hóa và tình trạng miễn dịch của cá, làm giảm tỷ lệ tử vong.
Cây nhọ nồi (cây cỏ mực)
Đây là loại cây mọc hoang nên có thể tìm thấy khắp nơi ở nước ta. Bao gồm các thành phần chính như tamin, caroten, chất đắng và các ancaloit (nicotin, ecliptin và coumarin lacton).
Cách dùng:
- Cây nhọ nồi kết hợp với lá trầu dùng để trị bệnh ký sinh trùng cho cá. Thay nước mới cho ao sau đó dùng 10g nhọ nồi, 10g lá trầu đem giã nát vắt lấy nước, cho thêm 3g dầu mực trộn đều với 1 kg thức ăn, cho cá ăn từ 1-3 lần/ngày.
- Trị bệnh xuất huyết, viêm ruột cho cá: Bột cỏ nhọ nồi phơi khô nghiền và trộn với thức ăn dùng cho cá ăn liên tục trong 5-7 ngày.
- Hoặc có thể ép lấy nước, nghiền nhỏ cho cá ăn cả bã (3kg/100kg cá/ngày) giúp tăng sức đề kháng.
Tỏi
Tỏi được xem là loại kháng sinh tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản. Tỏi có tính kháng khuẩn khá cao với hầu hết các chủng vi khuẩn được phân lập trên cá nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Tỏi có chứa allin, một axit hữu cơ, khi bị đập dập sẽ kết hợp với Allinase có trong tỏi để tạo thành Allicin. Allicin có khả năng kháng khuẩn và nấm. Chất Allicin có khả năng kháng khuẩn bằng 1/5 Peniciline và bằng 1/10 Oxytracilin là những loại kháng sinh đang được lưu hành hiện nay. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng trị sán, giun kim, các bệnh nấm.
Tuy nhiên, Allicin kém bền nên biến chất nhanh trong điều kiện môi trường bên ngoài. Vì vậy, nếu dùng tỏi tự chế biến thì phải được xay nhuyễn trộn cho động vật thủy sản ăn ngay.
Cách dùng:
- Người nuôi có thể cho cá ăn tỏi trực tiếp hoặc trộn cùng với thức ăn. Trộn tỏi xay với nước thành dung dịch sền sệt, tẩm với thức ăn công nghiệp, ngâm 15 đến 30 phút để tỏi ngấm. Để hạn chế việc tỏi tan trong nước, người nuôi nên bao thêm cám gạo xung quanh. Như vậy, cá sẽ ăn hết tỏi tối đa nhất, tránh lãng phí.
- Liều lượng sử dụng: mỗi ngày dùng 3-5g tỏi/kg thức ăn, cho cá ăn liên tục 5-7 ngày.
- Không chỉ vậy, người nuôi có thể lên men tỏi để cho cá ăn, có tác dụng rất tốt trong việc giúp cá dễ tiêu hóa, hấp thụ dễ dàng các chất dinh dưỡng nhờ đó mà cá phát triển tốt.
Cây nghể
Là loài cỏ mọc hoang dại ở nơi ẩm thấp (thường thấy ở các đầm lầy) sống quanh năm, thân cây có nhiều nhánh, lá hình lưỡi mác, có hoa đỏ mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá. Cây có vị cay nóng, hắc.
Dùng để chữa bệnh viêm ruột, loét mang cho cá trắm cỏ, rô phi, có hiệu quả nhất đối với cá giống.
Cách dùng:
- Lấy thân cây và lá băm nhỏ, nấu kỹ lấy nước, bỏ bã, sau đó trộn với thức ăn cho cá ăn, với liều lượng 3kg thân lá nghể tươi/100kg cá giống, cho cá ăn liên tục từ 3-6 ngày tục (cây nghể có tính nóng vì vậy không nên cho quá liều lượng).
- Cũng có thể dùng lá nghể khô xay thành bột trộn với thức ăn cho cá, 1-2kg nghể khô/100kg cá giống.
Cây rau sam
Cây thấp, có nhiều nhánh, thân cây có màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục hơi dầy, hoa có màu vàng mọc ở đầu cành. Rau sam có chứa beltalan ankaloit dùng chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn cho cá trắm cỏ.
Cách dùng:
- Trị bệnh:Lấy rau sam đem rửa sạch bằng nước muối rồi thả cho cá ăn 1 lần/ngày, liên tục trong 5 – 7 ngày với 1,5-3 kg rau/100 kg cá. Đối với cá giống, cần băm nhỏ rau rắc đều trên mặt ao, chú ý để cá thật đói rồi mới cho ăn.
- Phòng bệnh: Có thể dùng rau sam để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 10 ngày cho cá ăn một lần với liều lượng 1kg rau sam/100kg cá.
Cây sài đất
Cây còn có tên gọi khác là cúc nháp, ngổ núi, húng trám. Sài đất là một loại cỏ sống dai, mọc lan bò, chỗ thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đó, nơi đất tốt có thể cao tới 0,5m. Trong sài đất chứa dimethyl wedelolacton, norwedelic acid cùng với rất nhiều muối vô cơ và lượng lớn tinh dầu.
Chiết xuất từ sài đất có tác dụng với 6 loài vi khuẩn (Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda và Hafnia alvei) gây bệnh trên cá nước ngọt và nước mặn.
Cách dùng:
- Phòng trị bệnh xuất huyết do vi khuẩn cho cá nuôi, dùng tươi: 3,5-5kg giã lấy nước trộn với thức ăn cho 100kg cá/ngày, trong 7 ngày liên tục.
- Hiện nay, cây sài đất được phơi khô nghiền thành bột, phối chế thành thuốc trị bệnh cá.
Thu Hiền (Tổng hợp)