Thứ Sáu, 12/05/2023, 14:00

Enterococcus faecium: Tiềm năng chống lại vi khuẩn trên cá rô phi

Bổ sung nano selenium đã nâng cao hiệu suất tăng trưởng và chất lượng dinh dưỡng của cá rô phi

(Aquaculture.vn) Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi khuẩn Enterococcus faecium có tiềm năng chống lại bệnh do vi khuẩn Francisella directionalisStreptococcus agalactiae gây ra, cải thiện tốc độ tăng trưởng và giảm tỷ lệ chết trên cá rô phi.

Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn làm gia tăng các vi khuẩn kháng thuốc hoặc đa kháng thuốc, đồng thời gây ra những nguy cơ tiềm ẩn với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Do đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học như một chiến lược thay thế đang ngày càng được thế giới quan tâm, chú ý.

Probiotics là những vi sinh vật sống, với số lượng hợp lý sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ. Một số vi sinh vật, bao gồm nhiều loại vi khuẩn, đã được sử dụng làm chế phẩm sinh học trong nuôi cá, các loài thuộc chi Lactobacillus, Lactococcus, Leuconostoc, Enterococcus, Carnobacterium, Shewanella, Bacillus, Aeromonas, Vibrio, Enterobacter, Pseudomonas, Clostridium và các loài Saccharomyces. Probiotics, đơn lẻ hoặc kết hợp với các chất bổ sung, có thể cải thiện các phản ứng miễn dịch khác nhau ở cá. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả của chế phẩm sinh học là cao nhất ở các loài vật chủ mà chúng được phân lập.

Nghiên cứu đánh giá tác động của việc bổ sung Enterococcus faecium trong thức ăn và nước đối với các thông số huyết học và miễn dịch, hệ vi sinh vật đường ruột, khả năng kháng bệnh do vi khuẩn Streptococcus agalactiaeFrancisella directionalis và sự tăng trưởng của cá rô phi.

Thiết lập thử nghiệm

Chủng lợi khuẩn Enterococcus faecium được phân lập từ đường tiêu hóa của cá rô phi khỏe mạnh từ trại sản xuất giống ở bang Paraná (Brazil). Các thử nghiệm in vitro đã được thực hiện cho thấy tiềm năng của lợi khuẩn.

Tổng cộng có 405 con cá rô phi với trọng lượng ban đầu (11,93 ± 0,59 gam), được thả trong các bể 150L có nước nóng và thay mới liên tục.

Thử nghiệm bao gồm ba phương pháp điều trị: G1 (bổ sung men vi sinh trong thức ăn), G2 (bổ sung men vi sinh trong nước) và G3 (bổ sung men vi sinh trong thức ăn và nước); và ba nhóm đối chứng: PCA (không có men vi sinh và có cảm nhiễm với Francisella directionalis), PCB (không có lợi khuẩn và có cảm nhiễm với Streptococcus agalactiae ), và NC (không có lợi khuẩn và không có cảm nhiễm). Nghiên cứu kéo dài 38 ngày, cá thí nghiệm được gây nhiễm vi khuẩn Streptococcus agalactiae và Francisella directionalis.

Kết quả và thảo luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Enterococcus faecium phân lập trên cá rô phi có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Nghiên cứu của Reda & cs. (2018) cũng cho kết quả tương tự, hoạt động kháng khuẩn trong vi khuẩn đường ruột của cá rô phi đã được quan sát chống lại mầm bệnh Aeromonas sobriaA. hydrophilaPseudomonas aeruginosaP. putida và Staphylococcus aureus. Dias & cs. (2019) đã báo cáo việc phân lập vi khuẩn E. faecium từ đường tiêu hóa của cá rô phi chưa trưởng thành và tìm thấy sự đối kháng với S. aureus, P. aeruginosa, E. coli và A. hydrophila, chứng minh tiềm năng sinh học của vi khuẩn này ở các loài cá khác nhau.

Bảng 1. Sinh trưởng của cá rô phi trong thử nghiệm bổ sung men vi sinh

<em>Bảng 1. Sinh trưởng của cá rô phi trong thử nghiệm bổ sung men vi sinh</em>

Về năng suất, trọng lượng trung bình giữa các nhóm không có sự khác biệt đáng kể, tuy nhiên, trọng lượng cơ thể cuối cùng và SGR ở nhóm G1 cao hơn đáng kể so với các nhóm khác. Nghiên cứu của Safari & cs. (2016) đã đánh giá cá hồi vân được bổ sung các liều E. casseliflavus khác nhau trong 8 tuần và xác định rằng các nhóm được bổ sung liều cao đã cải thiện đáng kể các thông số tăng trưởng. Những phát hiện này cho thấy rằng việc tăng liều men vi sinh có thể cải thiện hiệu suất tăng trưởng.

Kết quả phân tích máu cho thấy số lượng tiểu cầu cao hơn ở nhóm G1 và sự khác biệt đáng kể được tìm thấy giữa G2 và NC, cho thấy rằng cá được bổ sung men vi sinh trong thức ăn có hệ thống miễn dịch được cải thiện tốt hơn so với cá được bổ sung men vi sinh trong nước.

Cộng đồng vi sinh vật trong đường tiêu hóa được biết là kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự cạnh tranh với các vi sinh vật gây bệnh. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy mức độ phong phú của chi Cetobacterium trong nhóm G1 và NC, và thấp hơn ở nhóm G2 và G3. Cetobacterium có liên quan đến quá trình tổng hợp vitamin B12 và có thể hỗ trợ quá trình phân hủy carbohydrate thông qua hoạt động cộng sinh của vi khuẩn với các enzym tiêu hóa. Sự phong phú ở nhóm G1 thể hiện qua hiệu quả tăng trưởng tốt hơn của nhóm này.

Enterococcus faecium: Tiềm năng chống lại vi khuẩn trên cá rô phi
Hình 1. Sự phong phú của các loại vi khuẩn khác nhau trong các nhóm thử nghiệm và tỷ lệ phần trăm trình tự trong mỗi nhóm

Tỷ lệ chết tích lũy của cá nhiễm F. directionalis là PC: 65,12%; G1: 68,18%; G2:62,15%; và G3: 54,35%, không có sự khác biệt đang kể giữa các nhóm. Tuy nhiên, tỷ lệ chết tích lũy của cá bị nhiễm S. agalactiae cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa PC và các nhóm được bổ sung men vi sinh trong thức ăn và nước, cụ thể, PC: 88,29%; G1: 75,56%; G2,G3:73,33%.

Hình 2. Tỷ lệ chết tích lũy được quan sát thấy ở các nhóm khác nhau sau cảm nhiễm với Streptococcus agalactiae
Hình 2. Tỷ lệ chết tích lũy được quan sát thấy ở các nhóm khác nhau sau cảm nhiễm với Streptococcus agalactiae

Quan điểm

Kết quả nghiên cứu cho thấy E. faecium là một lợi khuẩn tiềm năng để sử dụng trong nuôi cá rô phi, giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng và giảm tỷ lệ chết của cá bị nhiễm vi khuẩn S. agalactiae. Việc sử dụng men vi sinh không chỉ mang lại lợi ích cho cá mà còn cho cộng đồng thủy sinh, bởi vì chúng là những vi khuẩn địa phương đã có sẵn trong môi trường. Do đó, các nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng nên tiến hành các nghiên cứu sâu hơn với các probiotic đặc hữu khác ở các nồng độ và liều lượng khác nhau để đánh giá tốt hơn tiềm năng của chúng đối với cá.

Thu Hiền (Theo Globalseafood)