Thứ Bảy, 2/09/2023, 13:30

Cá căng – Một đối tượng nuôi mới

Cá căng đối tương nuôi mới đầy tiềm năng. Ảnh: Đại học Huế

Cá căng hay còn gọi là cá ong căng có tên khoa học là Terapon jarbua, đây là một loài cá có giá trị kinh tế, tuy nhiên nguồn giống ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm do hoạt động khai thác quá mức.

Cá căng đối tương nuôi mới đầy tiềm năng. Ảnh: Đại học Huế
Cá căng đối tương nuôi mới đầy tiềm năng. Ảnh: Đại học Huế

Việc sinh sản nhân tạo sẽ giúp chủ động được nguồn giống vì hiện nay đối tượng này đã được thuần dưỡng nuôi cho ăn bằng thức ăn công nghiệp và được đánh giá có tiềm năng là một đối tượng nuôi mới trong tương lai nhằm đa dạng đối tượng nuôi, đặc biệt là giảm thiểu việc đánh bắt cá từ tự nhiên. Chúng có thể sống trong các thủy vực lợ và mặn và có tính ăn tạp nên có thể nuôi ghép với tôm sú trong các mô hình nuôi quảng canh cải tiến, hay các loài cá khác để tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân.

Quy trình sản xuất giống và ương giống cá căng

– Nuôi thuần dưỡng cá bố mẹ: tuyển chọn cá bố mẹ là cá có kích cỡ 100-200g/cá đực, 200-400g/cá cái, những con cá này có thể nuôi trong lồng hoặc ao mật độ nuôi 2-3kg/m3, thức ăn cá tạp, từ tháng 09 đến tháng 01 năm sau (nuôi vỗ duy trì) hay có thể nuôi trong lồng hoặc ao với mật độ nuôi 2-3kg/m3, thức ăn cá tạp và mực, từ tháng 01 đến tháng 05 (nuôi vỗ tích cực). Chọn cá bố mẹ thành thục sinh dục cho sinh sản.

– Sinh sản nhân tạo: Sử dụng 70µg LRH-A3 + 3mg DOM/kg cá cái, cá đực đƣợc tiêm 1/2 liều cá cái, tiêm 1 lần, sau 36-40 giờ cá sẽ đẻ với tỷ lệ đẻ 95- 100%. Sau khi tiêm cá xong cho cá bố mẹ vào bể đẻ  với tỷ lệ đực cái là 1:1 hoặc 2:1, duy trì nhiệt độ 28-31oC, sau 36-40 giờ cá đực và cá cái đẻ trứng và thụ tinh một cách tự nhiên. Tỷ lệ thụ tinh 90-95%.

Tiêm kích dục tố cho cá
Tiêm kích dục tố cho cá

– Thụ tinh, tách trứng và ấp trứng nở: Tách trứng: Trứng đang từ bể đẻ độ mặn 29-30‰, đưa vào nước 35-36‰ những trứng tốt sẽ nổi lên, vớt trứng nổi trên bề mặt nước, những trứng lắng đáy hoặc chìm sâu trong tầng nước là trứng xấu cần loại bỏ. Làm lặp lại thao tác tách trứng như vậy trong 2 – 3 lần mỗi lần cách nhau 2 giờ đến khi loại bỏ hoàn toàn trứng xấu, chỉ còn lại trứng tốt trước khi đưa vào bể ấp.

– Ấp trứng: Trong quá trình ấp duy trì độ mặn 29-30% và sục khí nhẹ, liên tục. Sau 14 đến 16h thì cá nở.

– Ương nuôi ấu trùng cá bột lên cá hương: Cá căng 1 – 15 ngày tuổi, ương trong bể composite/xi măng có kích thước từ 2-5m3, Mật độ ương: Cá 1-15 ngày tuổi ương 20-30 con/lít.

+ Cách cho ăn như sau: Ngày thứ nhất: Cho tảo nannochloropsis mật độ 5.105 tb/ml. Ngày thứ 2, 3, 4: Luân trùng BrachiOnus rotudifordiformis. Từ ngày thứ 5 đến thứ 8 cho luân trùng. Từ ngày thứ 8 đến thứ 15 cho ăn Artemia bung dù (Vĩnh Châu) và ấu trùng Artemia (Bỉ). Lượng cho ăn như sau: Luân trùng: 10 – 15 con/ml và Artemia: 1 – 2 con/ml, tỷ lệ sống 3-5%. Yêu cầu chất lượng nước bể ương: Độ mặn: 29-30% sau 10 ngày có thể giảm dần xuống 20-25%; pH: 7,5-8,5; oxy hoà tan: > 5,5 mg/l.

– Ương nuôi ấu trùng cá hương lên cá giống: Cá căng 15- 40 ngày tuổi trong bể composite/ximăng có kích thước từ 20-50m3, mật độ 10-15 con/lít. Từ ngày thứ 15, luyện cho cá ăn thức ăn hỗn hợp. Thức ăn hỗn hợp thích hợp để ương cá căng cần có hàm lượng dinh dưỡng cao (Protein trên 50%, Lipit 9-10%). Khi cá 35-40 ngày tuổi đạt chiều dài 20 – 25 mm là cỡ thích hợp cho nuôi thương phẩm. Yêu cầu chất lượng nước bể ương: Độ mặn: 20-25% sau 10 ngày có thể giảm dần xuống 20-22%; pH: 7,5-8,5; oxy hoà tan: > 5,5 mg/l; NH4+: < 0,1mg/l

Cá căng nuôi thương phẩm trên bể có thể nuôi ở mật độ nuôi 0,5-1 con/L sẽ có tốc độ tăng trưởng về khối lượng tốt hơn so với mật độ cao hơn (1,5 và 2 con/L). Tỷ lệ sống của cá căng chịu ảnh hưởng bởi mật độ ương mật độ ương càng thấp thì tỷ lệ sống càng cao. Nuôi đối tượng này có thể cho cá ăn bằng thức ăn cá chẽm (43% đạm). Cá được cho ăn với khẩu phần 10% khối lượng thân.

Hồng Huyền
Nguồn: tepbac.com