Thứ Tư, 30/11/2022, 8:47

Chất thải lơ lửng và ứng dụng drumfilter để xử lý trong ao nuôi tôm

Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao, lượng chất thải rắn thải ra rất lớn chiếm từ 250g -300g /kg thức ăn làm gây đục nước, phát triển mầm bệnh và thiếu oxy. Để giải quyết vấn đề trên, người nuôi thường thay nước khoảng 5m3 nước/1kg thức ăn hàng ngày. Tuy nhiên việc thay nước ảnh hưởng đến các vấn đề như sau: (1) rửa trôi vi khuẩn có lợi trong ao tăng tích lũy khí độc, (2) lây bệnh nhanh chóng từ ngoài vào trong, (3) mất một lượng kiềm và khoáng vi lượng khá lớn, (4) chất lượng nước không ổn định. Chính vì vậy drumfilter được sử dụng cho hệ thống để giải quyết các vấn đề khó khăn nói trên và mang lại hiệu quả kinh tế và năng suất cao trong nuôi tôm.

Chất thải lơ lửng và ứng dụng drumfilter để xử lý ao nuôi tôm

1. Nguồn gốc của sự hình thành  chất thải lơ lửng trong ao nuôi

Thức ăn cho tôm thông thường chiếm 900g vật chất khô (DM) và 100g là nước vì độ ẩm chiếm 10%. Khi tôm ăn hết thức ăn tiêu hóa khoảng 60- 70% (600 – 700g thức ăn) và hấp thụ xây dựng cơ thể khoảng 25-30%. Chất thải rắn (phân của tôm)  là sản phẩm bài tiết không được tiêu hóa thải ra môi trường nước dưới dạng là chuỗi dài có màng nhày bao bọc lắng động trên nền đáy ao nuôi.

 

Phân của tôm có dạng chuỗi sẽ bị phá vỡ tạo thành nhiều mãnh vụn sau 30 phút do tác động của vi sinh vật phân hủy và tác động của dòng nước xáo trộn trong ao. Các mãnh vỡ của phân tạo thành kích cỡ hạt đường kính cực nhỏ từ 1- 30 micromet nổi lơ lửng trong nước không thể lắng chiếm 30% và 70% các hạt có kích cỡ > 30 micromet có thể chìm dưới đáy. Các hạt lớn chìm dưới đáy tiếp tục bị phân hủy và phân cắt thành những hạt nhỏ lơ lửng trong nước tiếp tục nếu không được loại bỏ.

Hình 1. Phân tôm trong sàng ăn hình chuỗi màu của thức ăn chưa bị phân hủy có kich thước 500 – 5000 micromet

2. Thành phần dinh dưỡng (chất thải) của phân của tôm 

Thông thường tôm thẻ chân trắng tiêu hóa: 60 -70% vật chất khô, 80-85% protein và 80-85 % lipid và 25-30% phosphorus so với thức ăn. Chính vì vậy thải ra chứa trong phân của tôm: 30-40% vật chất khô, 15-20% protein, 15-20% lipid và 70-75% phosphorus so với thức ăn ban đầu.

Như vậy 1kg thức ăn với thành phần 35% protein thì thải ra dưới dạng phân tối thiểu chứa chất thải là: 270g chất thải rắn dạng khô (tạo ra 9 lít bùn đặc), 63g Protein (10,1g ammonia), 7,2g Lipid,  9,5g Phosphorus và tương ứng COD = 383 g O2 .

Ví dụ trong thực tế ao nuôi siêu thâm canh ở Bạc Liêu trong khung lót bạt: Nếu ao nuôi tôm chứa 1.500 kg tôm/ 300m2  thì cho ăn hàng ngày khoảng 60 kg thức ăn thì sinh ra một lượng chất thải (nếu không có vi sinh vật hấp thụ và thay nước) là: TS (tổng chất thải rắn) = 54 mg/L, ammonia = 2 mg/L và tiêu tốn oxy hòa tan = – 77mg O2 /L.

Vậy thử hỏi chỉ cần 3 ngày không thay nước trong hệ thống nuôi này điều gì sẽ xảy ra đối với ao tôm nuôi của các bạn? nếu bạn thay nước thì thay bao nhiêu? thay bao nhiêu lần/ngày là phù hợp? bao lâu sau khi tôm ăn (giờ) tôm thải phân/lần? khi bạn thay nước sẽ mất vi sinh có lợi, khoáng và độ kiềm và tính ổn định của chất lượng nước không?

Nếu ứng dụng drumfilter -DF 100 của công ty SAEN chạy tuần hoàn 24/24h và năng lượng tiêu thụ chỉ 500whr sẽ làm được điều này mà không cần phải siphone và thay nước. Lúc đó bạn không cần phải lo lắng của mấy câu hỏi trên, nó sẽ làm việc tối ưu giúp ổn định chất lượng nước trong hệ thống tốt.

3.Những tác hại của chất thải lơ lửng trong ao nuôi

Nhiều nghiên cứu cho rằng chất thải rắn lơ lửng trong nước gây hại cho ao nuôi tôm sau:

  • Nếu TSS > 200 mg/L tôm sẽ bị ngặt mang và không thể hô hấp bình thường
  • Vi khuẩn gây bệnh gan và ký sinh trùng phát triển mạnh trong hệ thống nuôi gây chết tôm hay chậm lớn
  • Khi chất thải tích lũy dưới nền đáy dù một lớp mỏng tạo ra H2S gây tôm lột không cứng vỏ chết gây hiện tượng “cục thịt mềm” và bệnh đốm đen.
  • Tiêu tốn oxy hòa tan rất lớn (6-8 mg O2/ m3/hr)  hoặc tiêu tốn khoảng 0,38 kg O2/kg thức ăn
  • 1 g chất thải lơ lửng chứa khoảng 0,04 g ammonia gây độc cho tôm trực tiếp và có thể chuyển hóa thành nitrite (NO2-N) tích lũy trong ao.

4. Drumfilter -DF 100 giúp làm được gì

Chúng tôi đã thử nghiệm thành công cho nhiều mô hình nuôi trong hệ thống tuần hoàn sử dụng chỉ riêng drumfilter DF-100 cho thấy rằng hiệu suất và hiệu quả:

  • Khử được 40% ammonia trong ao nuôi
  • Giảm COD đáng kể > 40%
  • Cải thiện 40% lượng oxy hòa tan trong ao nuôi
  • Khử vật chất lơ lững > 90%
  • Khử ký sinh trùng hiệu quả
  • Hạn chế thay nước và tăng cao hiệu suất làm việc của vi khuẩn có lợi và khoáng
  • Chất lượng nước ổn định: ammonia, nitrite, CO2 và H2S thấp
  • Tôm không chết hiện tượng “cục thịt” và đốm đen
  • Hạn chế xả nước thải tối đa
  • Tách vỏ tôm tự động
  • siphone tự động ít tốn nhân công
  • Tôm/cá tăng trưởng tốt
  • Ít sử dụng nhân công lao động

5. Đặc điểm kỹ thuật của drumfilter DF-100

  • Thân vỏ bằng INOX 304 chống rỉ sét cho môi trường nước mặn và ngọt
  • Kích thước: 2 m dài x 0,7m rộng x 1m cao
  • Khối lượng: 220 kg
  • Sử dụng điện 3pha/1pha
  • Khả năng lọc với hạt : > 30 micromet
  • Năng suất lọc: 95% TSS
  • Lưu lượng: min 5.000 m3/ngày (nếu quí vị cần lưu lượng cao hơn thì xin đặt hàng)
  • Năng lượng tiêu thụ: 1,7kwhr
  • Năng lượng tiêu thụ thực tế trong thời gian chạy: 0,5 kwhr
  • Tính ứng dụng: trong nhà – ngoài trời – ngập nước- trong ao
Hình 2. Máy drumfilter DF-100 của công ty SAEN

Hình 3. Những hình ảnh ứng dụng của drumfilter DF-100

Tác giả: TS. Nguyễn Nhứt

Nguồn: Công ty SAEN